Vai trò của giới trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng của huyện Nam Đông, Thừa Thiên Huế

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Thu Ái Đỗ, Thị Phương Thảo Lê, Thị Phương Anh Ngô, Duy Ngọc Tân Nguyễn, Thị Thùy Trang Vũ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp - Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế, 2020

Mô tả vật lý: 1613-1624

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 445799

 Thông qua kết quả phỏng vấn sâu 11 người am hiểu là cán bộ kiểm lâm huyện, trưởng thôn, đại diện ban quản lý rừng cộng đồng
  phỏng vấn 60 hộ dân, và thảo luận 8 nhóm nam, nữ và trẻ em tại hai điểm nghiên cứu, đề tài đã xác định được có sự phân biệt giới trong các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng ở cả 2 nhóm dân tộc Kinh (xã Hương Lộc) và Cơ tu (xã Thượng Quảng). Mức độ tham gia của nữ giới và nam giới trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng là không giống nhau và có sự tương đồng giữa 2 nhóm dân tộc. Nam giới thường tham gia vào các hoạt động quản lý bảo vệ rừng nhiều hơn nữ giới. Nam giới hầu như có quyền tham gia và quyết định tất cả mọi việc từ gia đình đến ngoài xã hội như: lập kế hoạch, xây dựng quy ước, tuần tra bảo vệ, phát triển rừng cộng đồng và tham gia lãnh đạo cộng đồng
  Trong lúc đó phụ nữ rất ít có cơ hội để tham gia vào các hoạt động trên, đặc biệt là vị trí quản lý cộng đồng. Sở dĩ có sự khác biệt giới như vậy là do 2 nhân tố chi phối: định kiến giới và địa vị xã hội. Tuy nhiên, trên cơ sở phân tích kết quả thì sự khác biệt giới trong hoạt động quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng cộng đồng do địa vị xã hội ở nhóm người Cơ tu rõ nét hơn ở nhóm người Kinh.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH