Các phương pháp phản tư trong việc tìm hiểu bản sắc giáo viên của sinh viên Việt Nam được thể hiện trong kì thực tập sư phạm.

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thùy Linh Lê, Thị Thu Huyền Nguyễn, Văn Hiến Nguyễn, Thị Hoàng Lan Tô

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 370.1 Philosophy and theory, education for specific objectives, educational psychology

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh , 2020

Mô tả vật lý: 856-866

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 445801

Bài viết trình bày kết quả của một dự án nghiên cứu định tính nhỏ nhằm khám phá sự hình thành bản sắc nhà giáo của các giáo sinh thực tập Việt Nam trong kì thực tập. Trong vòng 8 tuần, 9 giáo sinh tham gia nghiên cứu đã sử dụng nhật kí phản ánh các suy nghĩ của mình sau khi quan sát các hoạt động ở nơi thực tập. Phỏng vấn sâu được thực hiện vào tuần thứ tư và tuần cuối kì thực tập để khám phá sâu sắc hơn các quan điểm của các giáo sinh về việc hình thành bản sắc nhà giáo. Kết quả phỏng vấn và nhật kí đã thể hiện quá trình hình thành sự tự tin, tính tự chủ và ý thức phản biện. Qua quá trình nhìn nhận lại kì thực tập ở trường phổ thông và quan sát ở trường học, các giáo sinh đã chia sẻ quan điểm, nhận định của mình về các trách nhiệm của nhà giáo, khả năng sư phạm và vai trò chủ động của mình trong quá trình phát triển nghề nghiệp. Thêm vào đó, các giáo sinh còn đánh giá cao trải nghiệm của mình khi viết nhật kí về những điều quan sát được, những hoạt động diễn ra trong trường học hay các tương tác với các giáo viên có kinh nghiệm, đồng nghiệp và học sinh. Các kết quả thu nhận được cho thấy nghiên cứu định tính được đánh giá cao trong việc nghiên cứu bản sắc nhà giáo ở Việt Nam và nhật kí được xem là một công cụ hữu ích trong việc phát triển chuyên môn nghề nghiệp trong quá trình thực tập sư phạm.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH