Nghiên cứu tạo rễ bất định từ đốt thân của cây ba kích (Morinda officinalis How.) trong điều kiện nuôi cấy in vitro

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thành Lộc Lê, Thị Kim Mộng Ngô, Thị Quý Cơ Nguyễn, Trọng Tuấn Trần, Thị Hương Trịnh

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 576.5 Genetics

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học Công nghệ và Thực phẩm, 2020

Mô tả vật lý: 72-79

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 445806

Cây ba kích là một cây dược liệu quý và có giá trị kinh tế cao của Việt Nam. Trong những năm gần đây, cùng với xu hướng nhân giống và bảo tồn các loài cây dược liệu thì nuôi cấy tạo sinh khối rễ cây ba kích cũng đang được quan tâm. Trong nghiên cứu này, vai trò của IBA (indole-3-butyric acid) và phương pháp đặt mẫu trong sự cảm ứng phát sinh rễ bất định đã được nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mẫu đốt thân được đặt đứng và nuôi cấy trên môi trường SH có bổ sung 2 mg/L IBA thích hợp cho sự cảm ứng tạo rễ bất định cây ba kích in vitro, với tỷ lệ mẫu tạo rễ đạt 100% và số rễ đạt 13,46 rễ/mẫu. Trạng thái môi trường nuôi cấy và nồng độ sucrose cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng sinh rễ bất định cây ba kích. Đối với quá trình tăng sinh rễ bất định, các mẫu được nuôi cấy trên môi trường SH có bổ sung 8 g/L agar có hệ số tăng sinh cao hơn so với các mẫu được nuôi cấy trong môi trường lỏng lắc (không bổ sung agar). Trong thí nghiệm nghiên cứu về nồng độ đường, môi trường có bổ sung 45 g/L sucrose thích hợp cho sự tăng sinh khối rễ bất định. Khối lượng mẫu tươi thu được sau 6 tuần nuôi cấy tăng gấp 6 lần so với khối lượng được sử dụng ban đầu (1,2 g). Kết quả đạt được của nghiên cứu là tiền đề cho quy trình nuôi cấy thu nhận sinh khối rễ ba kích ở quy mô lớn, nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu ba kích một cách chủ động cho ngành công nghiệp dược.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH