Hiệu quả điều trị của Lactobacillus acidophilus so với metronidazol trong viêm âm đạo không đặc hiệu tại Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Tuấn Khanh Lê, Thị Ngọc Anh Nguyễn, Thị Thanh Thơ Nguyễn, Trọng Hào Nguyễn, Thu Yến Phạm, Trần Bích Ngân Trương

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 615 Pharmacology and therapeutics

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 2023

Mô tả vật lý: 82-89

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 445850

So sánh hiệu quả, mô tả tác dụng phụ và đánh giá tái phát của Lactobacillus acidophilus so với metronidazol trong điều trị viêm âm đạo không đặc hiệu tại Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng thực hiện trên 65 bệnh nhân viêm âm đạo do vi khuẩn được lựa chọn ngẫu nhiên vào ba nhóm. Nhóm 1: Gồm 24 bệnh nhân điều trị metronidazole uống 1g/ngày trong 7 ngày phối hợp với Lactobacillus acidophilus đặt âm đạo 1 viên/ngày trong 6 ngày. Nhóm 2 gồm 25 bệnh nhân điều trị metronidazole uống 1g/ngày trong 7 ngày. Nhóm 3 gồm 16 bệnh nhân điều trị Lactobacillus acidophilus đặt âm đạo 1 viên/ngày trong 6 ngày. Các bệnh nhân sẽ được hẹn tái khám sau 2 tuần, 1 tháng và 3 tháng để đánh giá. Kết quả: Các bệnh nhân trong nhóm 1 có tỷ lệ đáp ứng tốt và có đáp ứng cao hơn so với nhóm 2, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p=0,576). Ngược lại, nhóm 1 và nhóm 2 có tỷ lệ đáp ứng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm 3 với p lần lượt là 0,004 và 0,03. Tương tự, các bệnh nhân trong nhóm 1 và nhóm 2 có tỷ lệ hài lòng cao hơn so với nhóm 3. Thời gian hết bệnh của nhóm 3 là 3,19 ± 1,377 tuần, dài hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm 1 là 2,13 ± 0,612 tuần và nhóm 2 là 2,4 ± 0,816 tuần. Biến chứng đường tiêu hóa thường gặp ở nhóm có điều trị metronidazole. Các bệnh nhân điều trị Lactobacillus acidophilus thường gặp biến chứng ngứa rát âm đạo, nấm âm đạo và ra huyết trắng nhiều. Việc phối hợp điều trị giúp giảm tái phát hơn so với điều trị đơn độc. Kết luận: Việc điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn khi phối hợp kháng sinh và probiotics có tỷ lệ đáp ứng bệnh cao hơn so với kháng sinh đơn độc nhưng chưa đủ để tạo nên sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, điều trị phối hợp thuốc giúp giảm tỷ lệ tái phát ngắn hạn và dài hạn.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH