Xác định cấu trúc đàn Vượn má vàng Trung bộ (Nomascus annamensis) tại khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, tỉnh Quảng Trị bằng phuong pháp âm sinh học

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Trọng Toàn Giang, Hữu Văn Nguyễn, Thị Hòa Nguyễn, Thị Thanh Hải Nguyễn, Viết Đại Phan, Tuyết Nga Tạ, Mạnh Long Trần, Văn Dũng Trần, Tiến Thịnh Vũ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2021

Mô tả vật lý: 127 - 131

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 445876

 Phương pháp âm sinh học là một phương pháp mới, có khả nãng ứng dụng vào công tác bảo tồn các loài động vật hoang dã nói chung và các loài Vượn nói riêng. Trong nghiên cứu này, phương pháp âm sinh học được sử dụng để xác định cấu trúc đàn Vượn má vàng Trung bộ (Nomascus annamensis) tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên (BTTN) Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Tiếng hót của các đàn Vượn được thu thập từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2019. Phổ âm thanh của 15 đàn Vượn được phân tích bằng phần mềm RAVEN nhằm xác định cấu trúc đàn. Kết quả cho thấy các đàn Vượn được nghiên cứu chủ yếu rơi vào một trong 6 trường hợp: (1) đàn chỉ có Vượn đực
  (2) đàn có 1 Vượn đực trưởng thành và 1 Vượn cái trưởng thành
  (3) đàn có 2 Vượn đực và 1 Vượn cái trưởng thành
  (4) đàn có 1 Vượn đực trưởng thành, 1 Vượn cái trưởng thành và 1 Vượn bán trưởng thành
  (5) đàn gồm 2 Vượn đực trưởng thành, 1 Vượn cái trưởng thành và 1 Vượn bán trưởng thành
  (6) đàn gồm 1 Vượn đực trưởng thành, 2 Vượn cái trưởng thành và 1 Vượn bán trưởng thành. Âm thanh của Vượn đực có tần số giao động từ khoảng 850 kHz đến 1.500 kHz
  trong khi đó, âm thanh của Vượn cái có tần số giao động rất lớn, từ tần số thấp khoảng 400 kHz đến tần số cao khoảng 2.200 kHz.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH