Đánh giá hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm sinh hóa bằng công cụ Six sigma và tỉ lệ chỉ số mục tiêu chất lượng

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Ngọc Hân Đoàn, Thị Hoa Nguyễn, Thị Ngọc Hiệp Nguyễn, Thăng Long Phạm, Thị Hoa Phù, Thị Tiên Xinh Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2022

Mô tả vật lý: 49-55

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 445883

 Đánh giá chất lượng xét nghiệm hoá sinh trên hệ thống máy sinh hoá tự động cobas 6000 bằng công cụ six sigma tại khoa xét nghiệm Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. Tính tỉ lệ chỉ số mục tiêu chất lượng của phân tích nhằm xác định đúng vấn đề chất lượng còn tồn tại tại phòng xét nghiệm. Nguyên liệu và phương pháp: Giá trị Six Sigma được xác định bởi giá trị biến thiên (CV) từ kết quả nội kiểm tra 3 tháng liên tiếp, Độ lệch Bias lấy từ kết quả ngoạikiểm tra trong 3 tháng và sai số toàn bộ cho phép (TEa) tham khảo từ CLIA. Nếu giá trị Six Sigma ≥ 6, từ 3 đến 6, và <
  3 được đánh giá lần lượt là đẳng cấp thế giới, tốt và không thể chấp nhận. Tỉ lệ chỉ số mục tiêu chất lượng được tính dựa trên giá trị Six Sigma và CV% của mỗi xét nghiệm. Kết quả: Các xét nghiệm hoá sinh của phòng xét nghiệm có giá trị Sigma>
  6 ở cả 2 mức nồng độ gồm: Amylase, HDL-C, Triglycerid
  ở mức nồng độ 2 gồm: AST, ALT, LDH. Xét nghiệm có giá trị 3<
  Sigma <
 6 ở cả 2 mức nồng độ gồm: ALP, Cholesterol, LDL-C, Protein, Urea, Billirubin TP
  ở mức nồng độ 1 gồm: Glucose, LDH, ALT, AST, Calcicum, Acid uric
  ở mức nồng độ 2 gồm: Acid uric, Calcicum, Glucose, Albumin, GGT, K+. các xét nghiệm có giá trị sigma<
 3 ở cả 2 mức nồng độ gồm: Chloride, Creatinin, Na+
  ở mức nồng độ 1 gồm: Albumin, GGT, K+. Các xét nghiệm có Sigma<
 4 thì có chỉ số QGI>
 1,2 ở mức nồng độ 2 gồm: K+. Chỉ số 0,8<
  QGI<
 1,2 ởmức nồng độ 2 gồm: Albumin, Chloride. Các xét nghiệm còn lại có chỉ số QGI<
 0,8 ở cả 2 mức nồng độ: Billirubin TP, Calcium, Createnin, GGT, Protein TP, Sodium, Urea. Ở nồng độ 1 gồm Acid uric, Albumin, Chloride, K+. Kết luận: Kết quả của nghiên cứu cho phép phòng xét nghiệm có đánh giá khách quan về hiệu quả của các xét nghiệm hoá sinh. Từ đó, phòng xét nghiệm có hướng theo dõi và khắc phục đối với nhưng xét nghiệm có giá trị Six Sigma thấp.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH