Tinh sạch một phần và nghiên cứu một số tính chất của superoxide dismutase (SOD1) từ tôm sú (Penaeus monodon)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Lụa Đặng, Thị Trang Ngô, Thị Hồng Loan Nguyễn, Tuấn Nghĩa Phan, Minh Hiền Trần, Đình Quỳnh Trịnh

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Sinh học, 2020

Mô tả vật lý: 93-101

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 445939

 Superoxide dismutase (SOD, EC.1.15.1.1) là enzyme phân hủy gốc superoxide, thuộc nhóm các dạng oxi phản ứng và có vai trò quan trọng trong bảo vệ tổn thương oxi hóa ở các cơ thể sinh vật, đặc biệt, SOD còn có vai trò trong đáp ứng miễn dịch ở tôm. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phát hiện thấy hoạt độ SOD tổng số của mô cơ tôm sú cao hơn 10 lần so với của huyết tương, tuy nhiên hoạt độ riêng SOD trong huyết tương lại cao hơn trong cơ gấp 9,2 lần so với trong mô cơ, điều này chứng tỏ có sự tập trung của SOD trong huyết tương. Bằng phương pháp điện di gel hoạt tính, chúng tôi phát hiện thấy có 2 dạng SOD trong huyết tương trong khi chỉ có một dạng SOD trong mô cơ của tôm sú.Sử dụng phương pháp sắc ký trao đổi ion qua cột DE-52 cellulose và Q-sepharose, chúng tôi đã thu nhận được một chế phẩm SOD (SOD1) có độ sạch cao hơn ban đầu 31,2 lần
  trên điện di gel polyacrylamide có chứa SDS, chế phẩm cho một băng protein chính có khối lượng phân tử khoảng 24 kDa. SOD1 hoạt động tốt nhất ở 45oC và pH 5,5. Ở nồng độ 5 mM, Mn2+ có tác dụng hoạt hóa mạnh SOD1 (tăng lên tới 200%), Ca2+ và Zn2+ có khả năng làm tăng 20% hoạt độ enzyme, trong khi đó Cu2+ lại ức chế hơn 60% hoạt độ của SOD1.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH