Phân tích sự đa hình cây xoài (Mangifera indica L.) bằng kỹ thuật SSR tại đồng bằng sông Cửu Long

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Chí Bửu Bùi, Chí Công Bùi, Chí Hiếu Bùi, Thị Khánh Trân Nguyễn, Thị Lang Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 2020

Mô tả vật lý: 18 - 27

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 445946

Chỉ thị phân tử SSR đã được sử dụng để nghiên cứu sự khác biệt di truyền với 30 giống xoài khác nhau. Trong số 66 mồi SSR, 31 mồi được sao chép với tổng số là 1.178 băng trong đó có 130 alen. Số lượng trung bình các mảnh gen được khuếch đại bằng marker SSR (kích thước 130 bp đến 400 bp). Primer SSR được sử dụng trong nghiên cứu, sản phẩm sản xuất PCR cho tỷ lệ biến động từ 90% tới 100%, hệ số PIC biến động từ 0,17 đến 0,85. Kết quả thu được chỉ số đa dạng Shannon I (5.312), sự đa dạng di truyền/locus - H (= 0,351) và hiệu quả allele/locus - AEP (10,9 1-11,35. Kết quả nghiên cứu này làm cơ sở di truyền để nghiên cứu trên các giống xoài khác nhau tại ĐBSCL. Băng điện di được phân tích bằng phương pháp UPMGA chia thành 4 nhóm chính có mối liên quan di truyền, trong đó đặc biệt chú ý đến chương trình nhân giống hiệu quả với mục tiêu cải tiến giống. Dựa vào số lượng và tần số ghi điểm của các đoạn DNA, tỷ lệ đa hình và các thông số hiệu quả khác sau khi tổng hợp lại thì dường như MiIIHR_i929, MiKVR_m056, LangXoai F4- R4 và Lang Xoài F2-R2 là những marker có hiệu quả và có thể được sử dụng để sàng lọc phân tử trong nguồn gene cây xoài cho đa hình và nhiều alen. Những phát hiện của nghiên cứu này tạo điều kiện cải thiện quản lý bảo tồn của nguồn gen và giúp cho các nghiên cứu chọn giống trong tương lai.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH