Trong nghiên cứu này, vật liệu nano bari titanat và compozit bari titanat/graphen oxit (10% khối lượng graphen oxit) được chế tạo bằng phương pháp thủy nhiệt tại điều kiện 200 oC/ 24 giờ. Các vật liệu được đặc trưng các tính chất: nhiễu xạ tia X, phổ hồng ngoại, phân bố kích cỡ hạt bằng tia Laser, chụp ảnh hiển vi điện tử quét. Phép đo thế Zeta được dùng để đánh giá độ bền phân tán của nano BaTiO3 và compozit bari titanat/graphen oxit, sử dụng kỹ thuật điện di. Kết quả thu được cho thấy, BaTiO3 thuộc cấu trúc mạng lưới tinh thể tứ phương (P4mm, a = 4,0000 Å, c = 4,0109 Å), và có độ đồng nhất cao về kích thước hạt trong khoảng 70 - 140 nm. Các hạt nano BaTiO3 được phân tán đồng đều trên bề mặt của graphen oxit. Hạt BaTiO3, và BaTiO3/graphen oxit tồn tại bền trong cả môi trường kiềm và môi trường trung tính, ứng với pH >
5.