CHUYỂN ĐỔI TÔN GIÁO SANG ISLAM VÀ NỖ LỰC HÒA NHẬP VÀO XÃ HỘI NAM BỘ ĐA TÔN GIÁO CỦA NHỮNG NGƯỜI VIỆT MUSLIM Ở TÂN BỬU

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Phan Anh Tú

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học - Đại học Thủ Dầu Một, 2024

Mô tả vật lý: tr.105-112

Bộ sưu tập: Báo, Tạp chí

ID: 446079

Religion has been playing a significant role in the spiritual life of Vietnamese people in the South of Vietnam, especially in Tan Buu commune, Ben Luc district, Long An province. The conversion from traditional folk religions to Islam for the Vietnamese people is a rare case among religious movements in Vietnam. This article analyzes and explains the causes leading to the religious conversion of Vietnamese people in Tan Buu commune, Ben Luc district, Long An province, as well as analyzes their integration into a multi-religious society of the South of Vietnam. From the research outcomes, we suppose that the religious conversion in Tan Buu is associated with the rules of social movement, influenced by the inter-ethnic missionary process of the Cham Muslims. In particular, the social contexts and family circumstances have contributed to changing the perception of Vietnamese families. This leads them to break with traditional folk religions and replace them with a new faith – Islam.Tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của cư dân Nam Bộ nói chung và người dân ở xã Tân Bửu nói riêng. Việc chuyển đổi từ tín ngưỡng truyền thống sang Islam giáo đối với người Việt là trường hợp hiếm hoi trong các phong trào tôn giáo ở Việt Nam. Bài viết này phân tích và lý giải nguyên nhân dẫn đến việc chuyển đổi tôn giáo của một nhóm người Việt ở xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, tỉnh Long An cũng như phân tích quá trình hòa nhập vào xã hội Nam Bộ đa tôn giáo của họ. Dựa trên kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận định rằng, việc chuyển đổi tôn giáo của nhóm người Việt ở Tân Bửu gắn liền với các quy luật vận động xã hội, trong đó mối quan hệ tộc người Việt – Chăm được hình thành thông qua tuyến đường thương mại trên sông kết nối miền Tây Nam Bộ và thành phố Sài Gòn trong giai đoạn giữa đầu thế kỷ 20. Những tín đồ Muslim người Việt chịu ảnh hưởng bởi quá trình truyền giáo người Chăm Muslim từ Châu Đốc. Đặc biệt, bối cảnh xã hội và hoàn cảnh gia đình đã làm biến đổi nhận thức của một gia đình người Việt. Điều này dẫn đến việc họ thay đổi tín ngưỡng truyền thống của gia đình bằng một đức tin mới, đức tin của tôn giáo Islam.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 36225755 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH