Nghiên cứu sử dụng thân cây dâu tằm và dã quỳ làm nguyên liệu nhân giống meo cấp hai nấm hầu thủ (Hericium erinaceum)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Ngọc Đặng, Thị Thu Hiếu Đỗ, Hải Châu Mai

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 2020

Mô tả vật lý: 45615

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 446094

Nhằm tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế cho cây khoai mì trong quá trình nhân giống nấm nói chung và nấm Hầu thủ nói riêng cũng như khắc phục các nhược điểm của phương pháp nhân giống cấp hai nấm Hầu thủ, giúp tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Nghiên cứu sử dụng thân cây dâu tằm và dã quỳ làm nguyên liệu nhân giống meo cấp hai nấm Hầu thủ (Hericium erinaceum) đã được thực hiện. Thí nghiệm khảo sát sự ảnh hưởng của chất bổ sung đến nhân giống meo hạt của nấm Hầu thủ cho kết quả môi trường lúa bổ sung 5% bột đậu nành có tốc độ lan tơ nhanh (0,76 cm/ ngày), hệ sợi dày và trắng đều chai, tơ khỏe và phân nhánh nhiều. Đối với giá thể làm meo cấp hai, thí nghiệm sử dụng thân cây dâu tằm và dã quỳ, sau đó tiến hành khảo sát các mốc thời gian ngâm và sự ảnh hưởng của tỷ lệ chất bổ sung đến quá trình nhân giống. Kết quả cho thấy thân cây Dâu tằm ngâm trong nước vôi trong 1% trong 12 giờ là môi trường tối ưu nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của nấm Hầu thủ. Ở mốc thời gian này, meo nấm có tốc độ lan tơ trung bình là 1,38 cm/ngày. Hệ sợi trắng đều bịch meo, tơ khỏe và phân nhánh nhiều. Tỷ lệ chất bổ sung thích hợp cho meo thân cây Dâu tằm cho kết quả ở tỉ lệ 3% bột đậu nành bổ sung vào nguyên liệu có tốc độ lan tơ tốt nhất, hệ sợi tơ trắng đều bịch meo và tơ khỏe, phân nhánh nhiều.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH