Đánh giá tính tổn thương về sinh kế của nông hộ vùng giáp biên giới tỉnh An Giang trước sự thay đổi lũ ở đồng bằng sông Cửu Long

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Minh Hoàng Hồng, Thành Sỹ Lâm, Thanh Bình Nguyễn, Đặng Mạnh Hồng Luân Phạm, Kim Hương Trần, Thị Mai Trinh Trần, Phạm Đăng Trí Văn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 301 Sociology and anthropology

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 2020

Mô tả vật lý: 1970-1980

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 446125

 Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng về tính tổn thương sinh kế của nông hộ vùng lũ giáp biên giới của đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh ảnh hưởng của sự thay đổi lũ ở thượng nguồn sông MeKong. Nghiên cứu áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc AHP (Analytic Hierarchy Process) để xác định chỉ số tổn thương về sinh kế SVI (Social vulnerability index) của nông hộ theo 5 nguồn vốn sinh kế của khung phân tích sinh kế DFID (1999). Nghiên cứu sử dụng bộ công cụ đánh giá có sự tham gia của cộng đồng PRA (Participatory Rural Appraisals) để thu thập thông tin của 106 mẫu khảo sát ở huyện An Phú và Tịnh Biên tỉnh An Giang để phục vụ cho nghiên cứu, đại diện cho vùng lũ giáp biên giới ở đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả cho thấy, hiện trạng tính tổn thương về sinh kế của nông hộ trước sự thay đổi của lũ tại vùng lũ giáp biên giới của đồng bằng sông Cửu Long ở mức thấp (SVI (Tịnh Biên) = 0,23
  SVI (An Phú) = 0,38) trước sự thay đổi lũ ở thượng nguồn. Thực tế, còn nhiều yếu tố hạn chế của các nguồn vốn sinh kế cần cải thiện
  trong đó, các nguồn vốn về con người, tài chính và tự nhiên là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sinh kế của nông hộ tại vùng lũ giáp biên giới ở đồng bằng sông Cửu Long.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH