Kỹ năng giao tiếp (KNGT) trong y khoa là một trong những năng lực nền tảng của nhân viên y tế. Nhưng sinh viên có thể chưa nhận thức được lợi ích của KNGT trong thực hành lâm sàng. Mục tiêu: (1) Mô tả thái độ của sinh viên đa khoa từ năm 2 đến năm 5 về việc học KNGT Y khoa và một số yếu tố liên quan. (2) Khảo sát về việc tự lượng giá KNGT của sinh viên Y đa khoa từ năm 2 đến năm 5 và hiệu quả đào tạo. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp không có nhóm chứng. Bộ câu hỏi sử dụng thang lượng giá thái độ và KNGT (CSAS) của tác giả Ree ở Đại học Nottingham cùng với thang tự đánh giá KNGT Kalamzoo (G-KCSF) của tác giả Rider ở Đại học Harvard. Kết quả: Nhìn chung, sinh viên có thái độ tích cực đối với việc học KNGT (Sinh viên có điểm thái độ tích cực trung bình là 3,55 (0,5)
có thái độ tiêu cực là 2,77 (0,43). Nữ giới có số điểm thái độ tích cực lớn hơn và số điểm tiêu cực thấp hơn nam giới với p<
0,001. Chỉ số điểm tích cực ở Y2 hay Y3 cao hơn Y4 lẫn Y5 với p <
0,001. Số điểm KNGT ở tất cả các mục cao nhất ở Y2, giảm xuống ở Y3, Y4 và tăng lên ở Y5. Sinh viên sau khi được đào tạo KNGT có số điểm tích cực cao hơn, số điểm tích cực thấp hơn, đồng thời số điểm tất cả các mục KNGT đều cao hơn so với sinh viên trước đào tạo (p <
0,001). Kết luận: Sinh viên Y đa khoa Trường Đại học Y Dược Huế có thái độ tích cực với việc học KNGT, và việc đào tạo KNGT cho sinh viên giúp cải thiện thái độ học tập cũng như KNGT cho sinh viên.