Ảnh hưởng của buông lỏng đạo đức tới hành vi của bên chứng kiến trong bắt nạt ở học sinh trung học cơ sở

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Diễm My Bùi, Lê Quế An Nguyễn, Thị Mỹ Linh Nguyễn, Thị Diệu Thúy Phạm, Thị Lệ Thu Trần, Minh Phương Từ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 370 Education

Thông tin xuất bản: Tạp chí nghiên cứu giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2021

Mô tả vật lý: 72-81

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 446140

 Nghiên cứu hiện tại được tiến hành nhằm làm rõ thực trạng buông lỏng đạo đức trong bắt nạt của học sinh chứng kiến, đồng thời khám phá mối quan hệ giữa bốn khu vực cơ chế buông lỏng đạo đức và ba dạng biểu hiện hành vi của cá nhân với tư cách là bên chứng kiến trong bắt nạt, bao gồm biểu hiện hành vi bảo vệ nạn nhân, biểu hiện hành vi củng cố bắt nạt và biểu hiện hành vi không can dự. Kết quả nghiên cứu trên khách thể học sinh trung học cơ sở N = 736 (Mtuổi = 13,69
  53,1% nam) cho thấy khu vực tái cấu trúc hành vi gây hại là khu vực cơ chế được học sinh sử dụng nhiều nhất, với sự khác biệt giữa hai giới và các khối lớp trong một số khu vực cơ chế. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả bốn khu vực cơ chế của buông lỏng đạo đức đều có tương quan nghịch với hành vi bảo vệ nạn nhân, tương quan thuận với hành vi không can dự
  trong khi chỉ có ba khu vực cơ chế, bao gồm làm giảm trách nhiệm cá nhân, bóp méo hậu quả và quy kết trách nhiệm cho nạn nhân, có tương quan thuận với hành vi củng cố bắt nạt. Phân tích hồi quy tuyến tính đơn biến cho thấy khu vực cơ chế làm giảm trách nhiệm cá nhân có khả năng dự báo ba dạng biểu hiện hành vi của bên chứng kiến. Khuyến nghị cho công tác phòng ngừa bắt nạt học đường dựa trên kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn cũng sẽ được bàn luận trong bài viết này.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH