Stress hậu Covid19 và các yếu tố liên quan ở nhân viên y tế trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng 2021

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Trung Kiên Dư, Nên Thơ Huỳnh, Ngọc Huyền Lâm, Thị Diễm Trinh Lê, Thanh Bình Nguyễn, Văn Việt Trần, Văn Quang Vương

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 616.89 Mental disorders

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2022

Mô tả vật lý: 289-294

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 446145

 Xác định tỷ lệ, mức độ nguy cơ stress hậu covid-19 và xác định một số yếu tố liên quan đến stress ở nhân viên y tế trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2021. Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp mô tả cắt ngang. Kết quả cho thấy tỷ lệ nguy cơ stress ở nhân viên y tế là 4,6%, trong đó nguy cơ stress ở mức độ vừa 3,1%, nặng 1,2% và rất nặng chỉ chiếm 0,3%. Nguy cơ stress ở nhân viên y tế có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với các yếu tố nhóm tuổi dưới 31 tuổi có tỷ lệ nguy cơ stress cao hơn gấp 0,25 lần so từ 31 tuổi trở lên với (p=0,005), KTC 95% từ 0,09 đến 0,71
 nhân viên thuê nhà ở có tỷ lệ nguy cơ stress cao hơn gấp 3,89 lần so với nhóm còn lại với (p=0,008), KTC 95% từ 1,42 đến 10,65
  yếu tố cảm thấy khối lượng công việc nhiều có tỷ lệ nguy cơ stress cao hơn gấp 3,14 lần so với nhóm còn lại với (p=0,022), KTC 95% từ 1,15 đến 8,6
  nhân viên cảm thấy công việc có mức độ nguy hiểm cao có tỷ lệ nguy cơ stress cao gấp 5,78 lần so với nhóm còn lại với (p = 0,037), KTC 95% từ 0,77 đến 43,36. Song song đó phân tích hồi quy đa biến ghi nhận, chỉ có yếu tố nhóm tuổi có mối liên quan thực sự đến mức độ nguy cơ stress ở nhân viên y tế.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH