Ước tính tỷ lệ mắc phình động mạch (PĐM) nội sọ chưa vỡ ở một quần thể người Việt Nam. Đối tượng và phương pháp: Thực hiện ở 839 bệnh nhân (BN) tại phòng chụp cắt lớp vi tính (CT) tại Phòng khám đa khoa Hòa Hảo thành phố Hồ Chí Minh từ 01/ 5/ 2018 - 15/ 8 / 2022. Nghiên cứu cắt ngang trên MSCT 640 mạch máu não tiêm thuốc tương phản ở 839 BN. Các PĐM não chưa vỡ được thu thập và phân tích thống kê bởi phần mềm SPSS (phiên bản 20.0
IBM Corp). Kết quả: Nam 505 (60,2%), tuổi trung bình 53,23±13,383 (19-85 tuổi)
Nữ 334 (39,8%), 53,57±14,231 (20-83 ) (p =0,726 >
0,05). Có PĐM não là 33 (3,9%) trong đó nữ 20 (6%) và nam 13 (2,6%), KTC 95% p =0,031. PĐM cảnh trong: 28 (nữ 19 [5,7%], nam 9 [1,8%]), (p=0,002). Ngưỡng tuổi có tỷ lệ PĐM não cao nhất ở nam là (19-44 tuổi) (OR=1,9, KTC 95%, 0,6-5,9) và ở nữ (45-54) (OR=1,6, KTC 95%, 0,6-4,2). Tỷ lệ PĐM (cảnh trong, thông trước, não giữa, não trước và não sau) lần lượt là (84,8%, 9,1%, 6,1%, 0%, 0%) với (p=0,000). PĐM cảnh trong ở nữ cao hơn nam (57,6% -27,3%) (p=0,044). PĐM thông trước nam cao hơn nữ (9.1%-0%) (p=0,024). PĐM cảnh trong bên trái >
phải (48,5%-39,4%)(p=0,000). Tỷ lệ PĐM nhỏ, trung bình và lớn (78,8%, 21,2% và 0%) (p = 0,000). Tỷ lệ có 1 túi phình chiếm đa số (97%) và hơn 1 túi phình (3%), (p = 0,000). Kết luận: Tỷ lệ mắc PĐM nội sọ chưa vỡ là 3,9%, nữ cao hơn nam, nhóm tuổi <
45 tỉ lệ hiện mắc của nam cao nhất, nhóm tuổi >
45 tỉ lệ hiện mắc nam thấp nhất. PĐM cảnhC trong cao nhất tiếp theo lần lượt ĐM thông trước, não giữa có ý nghĩa thống kê (p=0,000) trong đó phình ĐMC trong ở nữ cao hơn nam, PĐM thông trước nam cao hơn nữ và bên trái >
phải, đa số có 1 túi phình.