Khảo sát biểu hiện lâm sàng qua bảng điểm RSI và nội soi họng - thanh quản theo bảng điểm RFS ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản tại Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh từ 2020 đến 2021

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thế Hưng Bùi, Thế Huy Đinh, Xuân Quang Lý, Kiên Hữu Phạm, Thị Thanh Hồng Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2022

Mô tả vật lý: 144-152

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 446189

 Khảo sát tỉ lệ LPR, đặc điểm biểu hiện lâm sàng và nội soi họng - thanh quản và các yếu tố nguy cơ mắc LPR ở bệnh nhân GERD. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả hàng loạt ca gồm 215 BN GERD tại Phòng khám Tiêu hoá, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chi Minh (BVĐHYD). Các đặc điểm nhân trắc học, thói quen sinh hoạt, bảng điểm RSI và RFS được ghi nhận để phân tích. Kết quả: Tỉ lệ LPR ở BN GERD chẩn đoán theo bảng điểm RSI, RFS và kết hợp lần lượt là 34,4%
  40,9% và 29,8%. Biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất là đằng hắng (89,2%), cảm giác có khối ở họng (86,5%), vướng đờm hoặc chảy dịch mũi sau (85,1%). Biểu hiện trên nội soi thường gặp nhất là phì đại mép sau (93,2%), phù nề dây thanh (90,9%), sung huyết (89,8%). Các yếu tố có liên quan đến mắc LPR ở BN GERD là giới nam, viêm thực quản trào ngược, hút thuốc lá và uống rượu bia. Trong đó, viêm thực quản trào ngược (VTQTN) và hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ độc lập của LPR ở BN GERD. Kết luận: LPR là tình trạng thường gặp ở BN GERD. Các triệu chứng cơ năng, thực thể thường gặp và các yếu tố nguy cơ của LPR có thể giúp nhận diện LPR ở BN GERD.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH