Vai trò của chỉ số thể tích huyết tương ước tính (ePVS) trong đánh giá tình trạng thể tích ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Tuấn Anh Bùi, Ngọc Sơn Đỗ, Anh Tuấn Nguyễn, Đăng Quân Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 612.1 Blood and circulation

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 96-101

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 446273

 Áp dụng chỉ số thể tích huyết tương ước tính (ePVS) trong đánh giá tình trạng thể tích ở bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim cấp. Đối tượng và phương pháp: 85 bệnh nhân độ tuổi ≥ 18, không phân biệt giới tính, được chẩn đoán là nhồi máu cơ tim cấp hoặc suy tim sau nhồi máu cơ tim, không có biến chứng sốc tim được điều trị tại Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai từ 01/2021 đến 08/2022. Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích đánh giá mối liên quan giữa ePVS và tình trạng thể tích của bệnh nhân. Kết quả: Bệnh nhân khó thở NYHA III, NYHA IV có giá trị ePVS trung bình lần lượt là 4,7 ±2,2 (g/dL) và 4,9 ± 1,7 (g/dL) cao hơn so với nhóm NYHA I, NYHA II (p <
 0,01). Chỉ số ePVS ở bệnh nhân quá tải dịch, suy tim EF giảm (EF <
  40%) là 5,5 ± 4,4 (g/dL) cao hơn so với nhóm EF bảo tồn (EF >
  50%) là 4,3 ± 1,9 (g/dL) (p <
  0,01). Chỉ số ePVS tương quan thuận chặt chẽ với các thông số đánh giá tình trạng thể tích khác như đường kính tĩnh mạch chủ dưới (IVC), áp lực tĩnh mạch trung tâm (CVP), hệ số tương quan lần lượt là r = 0,77 (p <
  0,05) và r =0,63 (p <
 0,05). Ở các bệnh nhân có quá tải thể tích, chỉ số IVC hoặc CVP cao đều có giá trị ePVS trung bình lớn lần lượt là 4,6 ± 2,5 (g/dL) và 4,6 ± 1,2 (g/dL) tại thời điểm nhập viện. Kết luận: Chỉ số thể tích huyết tương ước tính (ePVS) là một chỉ số đơn giản, dễ sử dụng, ít tốn kém giúp theo dõi và đánh giá liên tục tình trạng thể tích ở bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim cấp.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH