Xác định tỷ lệ nhóm nguy cơ cao TSG theo thuật toán FMF của các thai phụ tuổi thai 11 - 13+6 tuần đến khám thai, đánh giá kết quả chẩn đoán và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 1.087 thai phụ tại thời điểm thai 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày đến khám sàng lọc quý I và theo dõi thai nghén tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ. Kết quả: Có 1087 sản phụ được tầm soát TSG trong quý I thai kỳ, trong đó có 567 trường hợp tầm soát phát hiện có nguy cơ cao TSG. Trong đó có 264 trường hợp có nguy cơ cao tiến triển thành TSG <
37 tuần (46,6%), 87 trường hợp có nguy cơ cao tiến triển thành TSG <
34 tuần (15,3%). Trong thời gian theo dõi có 43 trường hợp tiến triển th TSG (3,95%). Tiền sử mang thai bị TSG - SG, gia đình có người mang thai bị TSG - SG, tuổi mẹ ≥ 35 tuổi và các bệnh lý gồm tăng HA mạn tính, đái tháo đường, lupus ban đỏ hệ thống, bệnh thận mạn tính là các yếu tố nguy cơ TSG. Tỷ lệ bị TSG ở nhóm có HATB ≥ 95 mmHg cao hơn ở nhóm không bị TSG gấp khoảng 10 lần (OR 9,9, khoảng tin cậy 95% 4,8 - 20,2). Các giá trị UtA-PI tại thời điểm 11 - 13+6 tuần cao hơn ở nhóm thai kỳ xuất hiện TSG so với nhóm thai kỳ không bị TSG. Nguy cơ TSG cao gấp 7 lần (OR 6,6 khoảng tin cậy 95% 3,1 - 14,0). Tỷ lệ bị TSG ở nhóm có chỉ số PlGF ≤ 20 pg/ml cao hơn ở nhóm không bị TSG. Nguy cơ TSG cao gấp 7 lần (OR 7,1 khoảng tin cậy 95% 3,4 - 14,7). Kết luận: Tầm soát nguy cơ tiền sản giật thường quy bằng thuật toán FMF cho tất cả thai phụ đến khám ở tuổi thai 11 - 13 tuần 6 ngày, từ đó có kế hoạch quản lý và điều trị dự phòng bằng aspirine liều thấp mỗi ngày sau tam cá nguyệt thứ nhất.