Khảo sát ảnh hưởng của liều chiếu xạ tia X đến khả năng nảy mầm của hạt giống cây dạ yến thảo

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Đoàn Đình Đức Lê, Ngọc Triệu Lê, An Sơn Nguyễn, Thị Minh Sang Nguyễn, Thị Phúc Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Phát triển Khoa học và Công nghệ: Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh), 2022

Mô tả vật lý: 2141-2148

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 446325

 Dạ yến thảo là loài hoa ngoại, có nhiều màu sắc. Hạt Dạ yến thảo có tỉ lệ nảy mầm thấp nên cần có cơ chế kích thích để tăng tỷ lệ nảy mầm nhằm tăng năng suất và mang lại hiệu quả kinh tế. Nhiều phương pháp truyền thống để tăng khả năng nảy mầm như chọn lựa điều kiện tối ưu của môi trường như nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, hoặc bằng phương pháp hoá học. Ngày nay, chiếu xạ tia X càng được quan tâm trong kích thích nảy mầm và nghiên cứu đột biến. Ưu điểm của nguồn chiếu xạ bằng máy phát tia X là có thể thay đổi năng lượng phát, thay đổi liều chiếu và suất liều chiếu, điều này mang lại tính đa dạng trong ứng dụng
  một ưu điểm nữa của máy phát tia X là không phải che chắn phóng xạ khi không sự dụng. Trong nghiên cứu này, máy phát tia X MBR-1618R-BE (Hitachi -Nhật Bản) được sử dụng với năng lượng phát là 160 keV, liều chiếu có thể thay đổi từ 1 Gy đến 1500 Gy. Hạt hoa Dạ yến thảo được lấy từ hạt hoa trồng trong điều kiện tự nhiên tại Đà Lạt. Các mẫu hạt hoa Dạ yến thảo được chiếu xạ với các liều 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Gy để đánh giá khả năng kích thích nảy mầm. Đồng thời sử dụng liều chiếu cao với các giá trị 100, 200, 300, 400 và 500 Gy để xác định liều chiếu LD50. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở liều chiếu 2 Gy, tỉ lệ nảy mầm đạt hơn 80% số hạt, gấp gần 4 lần so với mẫu đối chứng, với liều LD50 là 126 Gy.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH