Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của ung thư tuyến tiền liệt và kết quả của sinh thiết qua đường trực tràng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 56 trường hợp sinh thiết tuyến tiền liệt qua đường trực tràng dưới hướng dẫn của siêu âm, có kết quả giải phẫu bệnh từ 04/2019 đến tháng 02/2022. Kết quả: 56 bệnh nhân, độ tuổi trung bình 69,8. 44 trường hợp cho kết quả ung thư (78,6%), viêm (3,6%), quá sản lành tính (21,4%). Lâm sàng: tiểu khó (79,5%)
thăm trực tràng: Sn (34,1%), Sp (75%), Acc (83,3%). Nồng độ PSA huyết thanh (PSA tt): 54 trường hợp (96,4%) >
10ng/ml, 2 trường hợp (3,6%)<
10ng/ml, PSA trung bình (440,97ng/ml), ung thư TTL có PSA tăng (95,5%). Hình ảnh MRI tuyến tiền liệt: trọng lượng phì đại >
30gr (91,1%)
tổn thương ở 1 thùy (34,1%), tổn thương ở 2 thùy (65,9%)
vị trí ngoại vi (68,2%), trung tâm (31,8%)
thâm nhiễm mỡ quanh tuyến (70,5%)
xâm lấn túi tinh, trực tràng hay gặp nhất (25%)
đặc điểm tổn thương : T2 giảm tín hiệu (83,3%), T2FS giảm tín hiệu (93,2%), DWI tăng tín hiệu (100%), ngấm thuốc mạnh (95,5%), ngấm thuốc ít (4,5%).Chẩn đoán ung thư của MRI tiểu khung: Sn 91,3%, Sp 58,3%, Acc 89,4%. Biến chứng: phải can thiệp (0%), không biến chứng (76,7%), đau (17,9%), tiểu máu (3,6%), xuất tinh ra máu (1,8%). Kết luận: CHT tiểu khung có độ phân giải cao, giá trị chẩn đoán chính xác cao, là phương pháp thường quy đánh giá tổn thương tuyến tiền liệt, định hướng vị trí sinh thiết. Kỹ thuật sinh thiết TTL là một kĩ thuật khó, phức tạp, có thể có tai biến, cần thực hiện nghiêm ngặt theo quy trình kỹ thuật nhằm đạt hiệu quả cao nhất, tai biến ít nhất.