Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và nồng độ prolactin huyết tương ở bệnh nhân trầm cảm nữ

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Việt Hùng Đinh, Xuân Tĩnh Đỗ, Huy Thụy Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 72-76

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 446359

 Mô tả đặc điểm lâm sàng và nồng độ prolactin huyết tương ở bệnh nhân trầm cảm nữ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 31 bệnh nhân nữ trầm cảm chủ yếu đủ tiêu chuẩn chẩn đoán, loại trừ, điều trị nội trú tại Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân Y 103 từ tháng 11/2021 đến tháng 8/2022. Xét nghiệm nồng độ prolactin huyết tương bằng phương pháp hóa phát quang miễn dịch. Kết quả: Các triệu chứng của rối loạn trầm cảm hay gặp nhất là khí sắc giảm, mất hứng thú và sở thích, mất ngủ, chán ăn, vận động chậm chạp, chán nản bi quan (100%). Mệt mỏi mất năng lượng chiếm 96,77%, ý định và hành vi tự sát gặp ở 70,97% số bệnh nhân. Số bệnh nhân trầm cảm vừa 54,84%, tiếp đến là trầm cảm nặng chiếm 45,16%. Nồng độ prolactin huyết tương trung bình trước điều trị là 84,5 ± 55,3 ng/mL, sau điều trị là 26,9 ± 27,9. Nồng độ prolactin huyết tương cao nhất ở nhóm tuổi <
 18 (112,0 ± 30,1 ng/mL) và thấp nhất ở nhóm tuổi >
 45 (61,2 ± 54,5 ng/mL). Nồng độ prolactin huyết tương cao hơn ở trầm cảm nặng (90,2 ± 58,8 ng/mL) so với trầm cảm mức độ vừa (79,8 ± 53,5 ng/mL). Kết luận: Bệnh nhân rối loạn trầm cảm đều bao gồm nhiều triệu chứng của trầm cảm, trong đó hay gặp nhất là khí sắc giảm, mất sở thích hứng thú, mất ngủ, chán ăn, vận động chậm chạp, chán nản bi quan, ý định hành vi tự sát cao. Chỉ số nồng độ prolactin huyết tương tăng cao trước điều trị và giảm sau điều trị.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH