Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tính chịu mặn của hai giống mè vỏ đen ADB1 và hai vỏ Bình Thuận khi tưới nước sông nhiễm mặn 2-4‰ và đánh giá khả năng nhiễm mặn trong đất lúa khi canh tác cây mè và tưới nước sông nhiễm mặn. Thí nghiệm sử dụng nước ót pha với nước sông để có nồng độ mặn xác định bằng khúc xạ kế là 2 và 4‰ (nghiệm thức 0‰ là nghiệm thức đối chứng, nước sông không pha nước ót). Thí nghiệm thực hiện trong điều kiện nhà lưới, được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại với 2 nhân tố bao gồm (1) là loài cây: không cây, giống mè ADB1 và giống mè 2 vỏ Bình Thuận
nhân tố (2) là 3 nồng độ tưới mặn là 0, 2 và 4‰. Kết quả sau khi tưới mặn 14 ngày (tổng 2,5 L nước mặn/chậu đất 6 kg) và tưới nước sông đến khi kết thúc thí nghiệm cho thấy, với nồng độ mặn trong nước tưới 4‰ cho thấy đất đã tích lũy mặn (ECe >
4 mS/cm), được xem là đất nhiễm mặn. Tuy nhiên, do thời gian nhiễm mặn ngắn, 14 ngày, nên tưới mặn ở mức 4‰ chưa ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất của hai giống mè nghiên cứu, như chiều cao cây, chiều dài rễ, sinh khối tươi rễ, số trái, sinh khối hạt và trọng lượng 1.000 hạt.