So sánh tác dụng trên tuần hoàn và các tác dụng không mong của ondansetron với dexamethason hoặc metoclopramid để dự phòng nôn, buồn nôn trong và sau mổ lấy thai

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Đức Lam Nguyễn, Văn Hiệp Vũ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 615 Pharmacology and therapeutics

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2021

Mô tả vật lý: 64-68

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 446403

 So sánh tác dụng trên tuần hoàn và các tác dụng không mong muốn của Ondansetron với Dexamethason hoặc Metoclopramid để dự phòng nôn, buồn nôn trong và sau mổ lấy thai. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên 90 sản phụ ASA I-II (20 - 41 tuổi), có chỉ định mổ lấy thai, vô cảm bằng gây tê tủy sống, tại khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện phụ sản Hà Nội từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2020. Các sản phụ được phân loại ngẫu nhiên thành ba nhóm bằng nhau: Nhóm O được tiêm tĩnh mạch 8 mg Ondansetron, nhóm D được tiêm tĩnh mạch 8mg Dexamethason, nhóm M được tiêm tĩnh mạch 10 mg Metoclopramid. Các tác dụng không mong muốn được đánh giá liên tục trong và 24 giờ đầu sau mổ. Kết quả: Tỷ lệ tụt huyết áp của các bệnh nhân ở nhóm Ondansetron là 36,7%
  của nhóm Dexamethasone là 56,7% và của nhóm Metoclopramide là 53,3%, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <
  0,05). Tỷ ngứa của ba nhóm lần lượt là: 36,7% so với 56,7% và 43,3%, khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p >
  0,05). Không gặp trường hợp nào bị đau thượng vị, rối loạn nhịp tim hoặc bị hội chứng ngoại tháp... Kết luận: Tỷ lệ tụt huyết áp của các bệnh nhân ở nhóm Ondansetron thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm Dexamethason hoặc nhóm Metoclopramid với p<
 0,05. Tỷ lệ các tác dụng không mong muốn khác như: ngứa, đau thượng vị... không có sự khác biệt giữa ba nhóm. Không gặp trường hợp nào bị rối loạn nhịp tim hoặc bị hội chứng ngoại tháp.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH