Trên thế giới, an thần nha khoa trẻ em bằng midazolam đã và đang được sử dụng rất rộng rãi và hiệu quả, tuy nhiên lại rất hạn chế ở Việt Nam. Nghiên cứu tổng quan tài liệu (systematic review) và phân tích gộp (meta analysis) này thực hiện trên 7 nghiên cứu với 871 trẻ dưới 16 tuổi nhằm đánh giá hiệu quả và phân tích các yếu tố ảnh hưởng khi can thiệp midazolam đường uống và đường niêm mạc. Bốn nghiên cứu trong phân tích gộp thực hiện 664 can thiệp có tỷ lệ an thần thành công đường uống (87,2%) cao hơn đường niêm mạc (81,4%) với OR Fixed (tỷ lệ chênh hiệu chỉnh): 1,59 lần (95%CI: 1,03 - 2,45), OR Overall (tỷ lệ chênh thực): 1,59 lần (95%CI: 1,03 - 2,46). Hai nghiên cứu khác so sánh trên 71 trẻ cho kết quả: thời gian làm việc đường niêm mạc (33,2 phút) ngắn hơn đường uống (40,09 phút). Tất cả khác biệt đều không có ý nghĩa thống kê với p >
0,05. Ngoài ra, an thần niêm mạc khởi phát nhanh hơn
thay đổi vị giác thuốc uống, sử dụng N2O và gây tê tại chỗ góp phần tăng thời gian và hiệu quả an thần. Kết quả cho thấy hai đường dùng midazolam đều rất khả thi trong an thần nha khoa trẻ em ở Việt Nam, trong đó midazolam đường dùng niêm mạc phù hợp hơn trong trường hợp cần can thiệp sớm.