Cấu trúc vốn và tính bền vững các hoạt động tài chính vi mô Việt Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thanh Liêm Nguyễn, Thanh Bình Phan, Quang Thông Trương

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 330 Economics

Thông tin xuất bản: Phát triển Khoa học và Công nghệ: Khoa học - Kinh tế - Luật và Khoa học Quản lý (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh), 2022

Mô tả vật lý: 2530-2539

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 446464

Bài viết này phân tích tác động của cấu trúc vốn đến tính bền vững các hoạt động TCVM Việt Nam (2006-2019). Dữ liệu phục vụ nghiên cứu do MIX Market cung cấp. Kết quả hồi quy với mô hình ảnh hưởng cố định FEM và System GMM cho thấy mối quan hệ tích cực giữa các thành phần cấu trúc vốn và tính bền vững của các hoạt động TCVM Việt Nam (OSS). Mối quan hệ tích cực này cho thấy, cấu trúc vốn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với tính bền vững các hoạt động TCVM Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tìm thấy mối quan hệ phi tuyến, trong đó thể hiện các nguồn vốn chủ yếu có tác động tích cực đến tính bền vững của các hoạt động TCVM Việt Nam khi ở các tỷ lệ cao. Đặc biệt, vốn chủ sở hữu có tác động tích cực ổn định ở cả mức cao và thấp, trong khi vốn khác có tác động không vững. Các tổ chức TCVM Việt Nam nên tận dụng tối đa các nguồn vốn hoạt động (đặc biệt là nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm và vốn vay thương mại) nhằm gia tăng tính bền vững. Mặc dù còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn chủ sở hữu (vốn góp ban đầu, vốn trợ cấp), các tổ chức TCVM đang có xu hướng hướng đến nguồn vốn thị trường (tiền gửi tiết kiệm, vốn vay) nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn trợ cấp. Đây cũng là cơ sở để chúng tôi đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao tính bền vững các hoạt động TCVM Việt Nam ở cuối bài viết.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH