Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh Xquang của bệnh nhân có răng khôn hàm dưới (RKHD) mọc ngầm tại khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng năm 2021. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả chùm ca bệnh trên 22 bệnh nhân với 30 răng khôn hàm dưới mọc ngầm, khám lâm sàng và chỉ định chụp phim CT Conebeam sau đó đánh giá theo các tiêu chí: khoảng rộng xương, độ sâu R8, hình dạng chân răng, độ khó, liên quan chân răng với ống răng dưới. Kết quả nghiên cứu: 26,7% RKHD có điểm cao nhất nằm thấp hơn cổ răng 7 (loại C), còn lại là loại
93,3% RKHD có khoảng rộng xương nh hơn bề rộng thân răng (loại II), tỷ lệ chân răng cong, chẽ chiếm ưu thế (70,0%)
tất cả các trường hợp RKHD mọc ngầm đều có độ khó là 3 (58,1%) hoặc 2 (41,8%). Kết luận: RKHD trong nghiên cứu gặp nhiều nhất với độ sâu loại , khoảng rộng xương loại II. RKHD chìm hoàn toàn trong xương gặp nhiều ở nhóm R38 cao gấp 2,3 lần so với nhóm R48. Tỷ lệ chân răng cong, chẽ chiếm ưu thế và không có sự khác biệt giữa hai nhóm răng 38 và 48. Tất cả các trường hợp RKHD mọc ngầm đều có độ khó là 3 hoặc 2.