Nghiên cứu biến đổi các chỉ số sinh tồn trong quá trình gây mê nội khí quản bệnh nhân nhiễm Covid 19 mổ cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Minh Trí Đỗ, Văn Khuê Đỗ, Thị Lan Hương Khổng, Quang Chính Nguyễn, Thị Ngọc Lan Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 617.96 Anesthesiology

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2022

Mô tả vật lý: 295-304

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 446512

Nghiên cứu này nhằm khảo sát các đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân nhiễm covid 19 mổ cấp cứu ngoại khoa gây mê nội khí quản và đánh giá sự biến đổi các chỉ số sinh tồn ở các thời điểm nghiên cứu trong quá trình gây mê phẫu thuật ở nhóm bệnh nhân này. Phương pháp: Chúng tôi đã nghiên cứu hồi cứu, phân tích thực nghiệm lâm sàng mô tả, xử trí can thiệp của 42 bệnh nhân nhiễm virus SAR-COV-2 có chỉ định phẫu thuật ngoại khoa cần gây mê nội khí quản tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang. Các bệnh nhân này đã được phân loại theo ASA (Phân loại tình trạng sức khỏe bệnh nhân theo Hội gây mê Mỹ), phân loại mức độ bệnh Covid - 19 theo quyết định số quyết định 250 Bộ Y Tế. Chúng tôi tìm hiểu các đặc điểm chung, đặc điểm về covid 19 của mẫu nghiên cứu và đánh giá sự thay đổi tuần hoàn, hô hấp tại các thời điểm khác nhau trong quá trình gây mê phẫu thuật. Kết quả: Trong số 42 bệnh nhân đưa vào nghiên cứu, 54,8% là nam, tuổi trung bình là 31 ± 20,5 tuổi, nhóm tuổi mổ cấp cứu ngoại khoa có tỷ lệ cao nhất là 20-55 tuổi có 25 bệnh nhân chiếm 59,5%. Hầu hết các bệnh nhân có thể trạngtrung bình, BMI trung bình là 22,8 ± 3,9. Các bệnh nhân đa số có ASA I và đã tiêm từ 1 mũi vaccin trở lên chiếm tỷ lệ lần lượt 76,2% và 69,1%. Có 12 bệnh nhân không triệu chứng, tương ứng 28,6%, nhẹ có 25 bệnh nhân chiếm 59,5%, trung bình là 3 bệnh nhân chiếm 7,1%, nặng và nguy kịch chiếm tỷ lệ thấp nhất, mỗi mức độ có 1 bệnh nhân chiếm 2,4%. Phẫu thuật nhiều nhất trong nghiên cứu là phẫu thuật ngoại chung chiếm 71,4%, phẫu thuật chấn thương và phụ khoa đều bằng nhau 14,3%. Trong quá trình gây mê hồi sức, tổng lượng dịch truyền trong cả quá trình phẫu thuật trung bình là 1403,57 ± 1212,91ml, 100% các bệnh nhân đều được khởi mê bằng phối hợp 3 loại thuốc fentanyl 0,5 mg/ ống, thuốc mê tĩnh mạch propofol 1% ống 200mg/20ml, và giãn cơ không khử cực rocuronium. Các chỉ số sinh tồn đều ổn định trong suốt quá trình gây mê và phẫu thuật. Thời điểm biến thiên nhiều nhất của các chỉ số này từ thời điểm T1 đến T5 (phút thứ 1 đến phút thứ 5 sau gây mê nội khí quản) với tần số tim ghi nhận cao nhất, tần số tim trung bình tại thời điểm này là 100,71 ± 21,18 ck/phút. Trong khi đó, cũng ghi nhận HATT, HBTTr và HATB bắt đầu giảm. Mặc dù, có sự tụt giảm có ý nghĩa nhưng sau điều chỉnh, các chỉ số dần ổn định. 66,7% bệnh nhân sau phẫu thuật được rút ống nội khí quản an toàn, tự thở tốt, không cần oxy hỗ trợ. Duy nhất 1 bệnh nhân đa chấn thương nặng, tử vong sau 6 ngày hậu phẫu do biến chứng nặng covid 19, xuất hiện bão Cytokin, không liên quan đến quá trình cấp cứu cũng như gây mê hồi sức.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH