Nghiên cứu thực hiện nhằm quy hoạch chi tiết các phân khu chức năng của Khu Bảo tồn Loài - Sinh cảnh Phú Mỹ dựa trên hiện trạng tài nguyên và môi trường. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát, đánh giá và xây dựng bản đồ đa dạng sinh học, bao gồm thực vật bậc cao, nhóm các, nhóm chim, nhóm lưỡng cư - bò sát. Ngoài ra, nghiên cứu còn đánh giá độ dày tầng mặt và chất lượng đất tại khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 11 sinh cảnh, 126 loài chim, 30 loài cá, 13 loài lưỡng cư bò sát. Độ dày tầng đất tại khu bảo tồn dao động từ 0 -150 cm. Đất tại khu vực nghiên cứu thuộc loại đất phèn nặng (pH <
4), giàu hữu cơ, độ mặn thấp, nghèo lân, kali trao đổi từ mức thấp đến trung bình và lân dễ tiêu ở mức rất thấp đến trung bình, hàm lượng đạm ở mức nghèo đến giàu đạm. Trên cơ sở khoa học và pháp lý, khu bảo tồn được quy hoạch thành ba khu chức năng bao gồm khu I (khu hành chính - dịch vụ) với tổng diện tích là 24 ha
khu n (khu phục hồi sinh thái) với tổng diện tích là 435 ha và khu III (khu bảo vệ nghiêm ngặt) với tổng diện tích là 611,28 ha. Riêng trong khu phục hồi sinh thái có thèm hai khu vực dành cho việc dưỡng bàng và hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan đến đồng cỏ bàng.