Đánh giá kết quả điều trị bằng thuốc ở bệnh nhân trầm cảm tại huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu can thiệp cộng đồng trên 278 bệnh nhân tuổi từ 18 - 60 tuổi (xã Tân Lễ: 178 bệnh nhân
xã Điệp Nông: 100 bệnh nhân) được can thiệp bằng thuốc chống trầm cảm trong 6 tháng, từ tháng 2/2021 đến tháng 11/2022. Kết quả: Liều trung bình sử dụng Amitriptylin là 41,12 ± 15,43 mg/BN/ngày trong đó liều dùng thấp nhất là12,5 mg/BN/ngày, liều dùng cao nhất là 75mg/BN/ngày. Liều sử dụng trung bình Fluoxetin là 38,30 ± 15,88 mg/BN/ngày, trong đó liều dung cao nhất là 60 mg/BN/ngày, liều dung thấp nhất là 20 mg/BN/ngày. Thời gian điều trị ổn định trung bình 5,12 ± 1,05 tháng. Thời gian điều trị trung bình của bệnh nhân trầm cảm nhẹ là là thấp nhất 4,18 ± 1,07 tháng, ở bệnh nhân trầm cảm vừa là 5,54 ± 0,58 tháng, ở bệnh nhân trầm cảm nặng không loạn thần là 6 ± 0,00 tháng. Kết quả điều trị bằng thuốc cho thấy giảm tỉ lệ trầm cảm qua các thời điểm. Nghiên cứu cho thấy kết quả điều trị bằng thuốc ở bệnh nhân mắc trầm cảm cho thấy có sự thuyên giảm về mức độ trầm cảm khi đánh giá qua các thời điểm trong quá trình điều trị. Kết luận: Thời gian điều trị, số lượng thuốc và liều sử dụng thuốc chống trầm cảm ít ngắn hơn đối với trầm cảm mức độ nhẹ và vừa. Vì vậy, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là rất cần thiết. Cần tổ chức đào tạo, tập huấn cho nhân viên y tế tại các tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chuyên khoa liên quan các kiến thức và kỹ năng phát hiện sớm, đánh giá, và điều trị trầm cảm để quản lý và điều trị sớm cho bệnh nhân trầm cảm.