Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài Nghiến (Burretiodendron tonkinense (A.Chev.) Kostern) tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Xuân Cường Cao, Ngọc Dương Hoàng, Văn Phúc Lê, Thị Thoa Nguyễn, Thị Thanh Tâm Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 634.9 Forestry

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 2023

Mô tả vật lý: 45-52

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 446601

 Kết quả nghiên cứu đặc điểm lâm học loài Nghiến được thực hiện tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến và 12 ô tiêu chuẩn (1000 m2) cho thấy: Thành phần loài cây gỗ trong các ô tiêu chuẩn biến động từ 17-27 loài, cây tái sinh biến động từ 8-19 loài. Nhóm loài cây ưu thế tham gia công thức tổ thành tầng cây gỗ từ 3-8 loài, tầng cây tái sinh là 4-8 loài. Ở tầng cây cao, Nghiến có mặt trong công thức tổ thành của 7 ô tiêu chuẩn (OTC), tầng cây tái sinh, Nghiến có mặt trong công thức tổ thành ở 8 OTC. Mâṭ đô ̣ trung bình tầng cây gỗ nơi có loài Nghiến phân bố là 480-600 cây/ha, mật độ loài trung bình loài Nghiến từ 10-70 cây/ha. Mật độ cây tái sinh của rừng trung bình là 3307±1010 cây/ha, mật độ loài Nghiến tái sinh trung bình là 260±164 cây/ha. Tỷ lệ cây tái sinh triển vọng của rừng đạt 41,74±18,28%. Cây tái sinh chủ yếu có nguồn gốc từ hạt, tập trung chủ yếu ở cấp chiều cao >
  1 m nhưng loài. Nghiến phân bố ở cấp chiều cao <
  0,5 m, cây tái sinh có phân bố ngẫu nhiên trên bề mặt đất rừng.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH