Đặc điểm lâm sàng và chức năng thông khí của bệnh nhân sau mắc Covid-19

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hoàng Hưng Chu, Thu Hiền Đàm, Thu Soan Hoàng, Thu Phương Nguyễn, Việt Đức Nguyễn, Thị Phương Lan Vi, Thị Thu Hằng Vũ, Tiến Thăng Vũ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 612 Human physiology

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 188-192

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 446608

 Đặc điểm lâm sàng và chức năng thông khí của bệnh nhân sau mắc COVID-19 tại bệnh viện trường Đại học Y-Dược Thái Nguyên. Phương pháp: mô tả cắt ngang đặc điểm lâm sàng và kết quả thăm dò chức năng hô hấp của 49 đối tượng có hội chứng sau mắc COVID-19 đến khám tại bệnh viện trường đại học Y-Dược Thái Nguyên từ tháng 3 đến tháng 12 năm 2022. Kết quả: Bệnh nhân nữ là 55,1%, nam là 44,9%
  rối loạn thông khí ở nữ là 26,5%, ở nam là 20,4%, ở bệnh nhân trên 35 tuổi là 28,6%, 15-35 tuổi là 18,4%. Hầu hết bệnh nhân có chỉ số BMI bình thường. Thời gian dương tính với COVID-19 dưới 1 tuần là 71,4%, từ 1 tuần trở lên là 28,6%. Thời gian đến khám sau mắc COVID-19 dưới 1 tháng là 20,4%, từ 1 tháng trở lên là 79,6%. Đa số bệnh nhân không có tiền sử bệnh hô hấp hoặc liên quan đến hô hấp (83,7%). Thời gian mắc COVID-19 sau tiêm vaccin mũi 3 là 180 ± 15 ngày. Bệnh nhân có dấu hiệu ho là 51%, đau ngực là 30,6%, khó thở hoặc hụt hơi là 44,9 %. Bệnh nhân có ho, đau ngực, khó thở hoặc hụt hơi có rối loạn thông khí lần lượt là 28,6%, 18,4% và 18,4%. Rối loạn thông khí kiểu tắc nghẽn nhẹ là 57,14%, hạn chế mức độ nhẹ là 14,3%, hạn chế mức độ vừa 2,04%. Chỉ số FEF 25-75% có mối tương quan nghịch với dấu hiệu hụt hơi (p<
 0,05). Kết luận: các bệnh nhân mắc COVID-19 cần được đánh giá chức năng thông khí, chỉ số FEF gợi ý phù hợp với các triệu chứng lâm sàng.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH