Mô tả đặc điểm và mối liên quan giữa các biến chứng vận động với chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân parkinsons giai đoạn 3 và 4 theo Hoehn và Yahr (H&Y). Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: 99 bệnh nhân Parkinson (46 nam/53 nữ, tuổi trung bình: 69,19± 7,63) giai đoạn 3, 4 theo H&Y (69,3% giai đoạn 3), điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương từ 08/2019 đến 05/2020. Điểm S&E-ADL và PD-SI trung bình của đối tượng nghiên cứu tương ứng là 52,63±13,16 và 50,64±14,71
Điểm trung bình" vận động"," hoạt động hàng ngày"," nhận thức" và "khó chịu cơ thể" cao hơn ở nhóm có biến chứng vận động so với nhóm bệnh nhân còn lại (p<
0,05). Có sự khác biệt về điểm chất lượng cuộc sống ở các bệnh nhân có "Thất bại liều", "Cạn liều không dự báo trước", "loạn động giai đoạn tắt", "loạn động hai pha" và "loạn trương lực cơ buổi sáng" so với các bệnh nhân không có các biến chứng trên. Kết luận: Biến chứng vận động ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân parkinson, đặc biệt là biến chứng "thất bại liều" " Cạn liều không dự báo trước", "loạn động giai đoạn tắt", "loạn động hai pha" và "loạn trương lực cơ buổi sáng".