Trà hoa vàng ba vì (Cammelia tonkinensis (Pit.) Cohen-Stuart) được Charles Joseph Marie Pitard công bố đầu tiên năm 1910 trên Flore Générale de l'Indo-Chine. Kết quả nghiên cứu mẫu tiêu bản mới thu được chỉ ra rằng các mẫu vật thu từ Vườn Quốc gia Ba Vì là loài Trà hoa vàng ba vì (C. tonkinensis). Tại Vườn Quốc gia Ba Vì, Trà hoa vàng ba vì được tìm thấy ở các đai 800 m và 1050 m với số lượng cá thể trưởng thành rất ít, từ 3-5 cá thể
số cây tái sinh hiếm gặp. Các đai này thuộc trạng thái rừng thứ sinh ít bị tác động, rừng còn tốt, cấu trúc rừng gồm 05 tầng đặc trưng. Ở các đai bắt gặp (800 và 1050 m), Trà hoa vàng ba vìđều không tham gia vào công thức tổ thành. Số loài tham gia trong công thức tổ thành rừng (nơi Trà hoa vàng ba vì phân bố) tăng dần từ đai thấp tới đai cao, 3 loài (trong tổng số 42 loài trong OTC) đối với đai 800 m và 7 loài (trong tổng số 50 loài của OTC) đối với đai 1050 m. Các loài xuất hiện trong tổ thành rừng thường là Bách xanh (Calocedrus macrolepis), Cà lồ ba vì (Caryodaphnopsis baviensis), Kháo (Machilus bonii), Lọng bàng (Dillenia heterosepala), Mỡ ba vì (Manglietia conifera), Phân mã (Archidendron balansae), Sồi (Lithocarpus corneus), Trường sâng (Pometia pinnata) và Xoan rừng (Choerospondias axillaris) với cỡ đường kính dao động từ 25 đến 70 cm. Đai 1050 m, tầng cây cao có tính đa dạng hơn so với đai 800 m khi dùng chỉ số Simpson và Shannon-Wiener phân tích.