Năm 2008, một trận lũ quét lịch sử đã cướp đi sinh mạng nhiều người và cuốn trôi hơn hai chục căn nhà của người Dao Đỏ ở thôn Tùng Chỉn (tỉnh Lào Cai). Dựa trên khảo cứu dân tộc học và cách tiếp cận nhân học tổng thể, bài viết này phân tích quá trình thay đổi địa điểm cư trú sau lũ và các điều chỉnh về sinh kế của người dân địa phương. Kết quả nghiên cứu chỉ ra bốn xu hướng chính về chuyển cư sau lũ bao gồm: ở lại các khu tái định cư, lên các khu đất cao hơn (thượng sơn), xuống các khu đất thấp hơn (hạ sơn) và chuyến cư tạm thời đến địa phương khác. Nghiên cứu của chủng tôi chỉ ra rằng, các quyết định lựa chọn địa điểm sinh sống sau lũ của người dân địa phương luôn gắn liền với các cơ hội và chiến lược về sinh kế cũng như chịu ảnh hưởng của các đặc điểm về lối sống, tập quán và văn hóa. Mối liên hệ này đã thể hiện rõ trong đời sống và quá trình chuyển cư từ trước đến nay của người Dao Đỏ. Điều này cho thấy, các chính sách, chương trình hỗ trợ di dời, tái định cư nhằm giảm thiểu rủi ro của cộng đồng với thiên tai nói chung và lũ quét nói riêng cần tỉnh tới các đặc thù về sinh kế, tập quán, văn hóa tại từng địa phương và của từng nhóm dân cư.