Chuyển hóa cellulose trong bùn giấy thành glucose bằng phương pháp thủy phân với acid phosphoric

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Dương Anh Tuấn Huỳnh, Quyền Huỳnh, Nguyễn Phúc Thiên Lê, Tấn Nhân Từ Lê, Đình Quân Nguyễn, Thị Thu Thủy Nguyễn, Ngọc Trúc Vy Phan, Quang Thảo Vy Trần, Thị Thanh Hương Võ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Môi trường, 2023

Mô tả vật lý: 26-31

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 446720

Trong nghiên cứu này, acid phosphoric đã được sử dụng làm tác nhân thủy phân để chuyển hóa cellulose tồn dư trong bùn thải của nhà máy giấy thành dịch đường. Sau đó, dịch đường được lên men với vi khuẩn Acetobacter xylinum để tổng hợp cellulose vi khuẩn (BC). Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thủy phân được tiến hành khảo sát thông qua các thí nghiệm để tìm ra điều kiện phù hợp. Kết quả thí nghiệm cho thấy, với tỷ lệ rắn/lỏng là 1/20, nhiệt độ 130°C, thời gian thủy phân 2 giờ, ở nồng độ acid 7,5% sẽ tạo ra được dung dịch có 5,21 ± 0,22 g/L đường từ nguyên liệu bùn thải của Nhà máy giấy An Bình (thị xã Dĩ An, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) và ở nồng độ acid 8,5% sẽ tạo ra được 4,67 ± 0,12 g/L đường từ nguyên liệu bùn thải của Nhà máy giấy Khôi Nguyên (huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước). Dịch đường sau thủy phân được trung hòa với dung dịch NaOH, sau đó tiến hành pha loãng 3 - 5 lần để hạ thấp nồng độ muối, tạo môi trường phù hợp quá trình lên men tạo BC. Việc triển khai nghiên cứu này là cực kỳ cần thiết vì nó giúp tận dụng và chuyển hóa cellulose tồn dư trong bùn thải của Nhà máy giấy thành tài nguyên quý giá là dịch đường và sau đó tổng hợp thành BC. Quá trình này đã thu hồi nguồn carbonhydrate (cellulose) có trong bùn giấy tạo ra sản phẩm có giá trị. Điều này không những giúp tránh lãng phí nguồn nguyên liệu, mà còn hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm thiểu đáng kể chi phí xử lý bùn thải của Nhà máy giấy, góp phần giải quyết một phần chất thải nguồn gốc sinh khối của Nhà máy và chuyển hóa thành nguyên liệu có giá trị sản xuất, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH