Ảnh hưởng của các tỷ lệ thay thế thức ăn công nghiệp bởi bèo cám (Lemna minor) lên sinh trưởng và hiệu quả sinh sản của ốc bươu đồng (Pila polita Deshayes, 1830) nuôi vỗ tại Thừa Thiên Huế

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nghĩa Mạnh Hoàng, Minh Tuệ Lê, Thị Thanh Thuỷ Nguyễn, Văn Huy Nguyễn, Thị Phương Lan Phạm, Nguyên Ngọc Trần, Thị Thu Sương Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 639 Hunting, fishing, conservation, related technologies

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 2023

Mô tả vật lý: 3440-3451

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 446791

 Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của thay thế thức ăn công nghiệp (CN) bởi bèo cám (BC) lên sinh trưởng và sinh sản của ốc bươu đồng. Ốc được cho ăn 4 khẩu phần ăn với sự thay thế CN bằng BC ở các mức lần lượt là 75% CN + 25% BC (NT25), 50% CN + 50% BC (NT50), 25% CN + 75% BC (NT75) và 100% CN (NTCN). Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Sau 75 ngày nuôi vỗ, tốc độ sinh trưởng khối lượng của ốc cao nhất ở NT25 (0,55 %/ngày), kế đến NTCN (0,54 %/ngày) và khác biệt có ý nghĩa (p<
 0,05) so với NT50 (0,50 %/ngày) và NT75 (0,48 %/ngày). Hệ số thành thục của ốc cao nhất ở NT25 (10,0% ở ốc cái
  4,16% ở ốc đực), kế đến NTCN (9,90% ở ốc cái
  4,09% ở ốc đực) và khác biệt có ý nghĩa (p<
 0,05) so với NT50 (9,40% ở ốc cái
  3,89% ở ốc đực) và NT75 (9,32% ở ốc cái
  3,84% ở ốc đực). Sức sinh sản của ốc đạt cao nhất ở NT25 (10,33 tổ/m2), kế đến NTCN (10,0 tổ/m2) và khác biệt (p<
 0,05) so với NT50 (8,33 tổ/m2) và NT75 (8,0 tổ /m2). Kết quả nghiên cứu cho thấy, có thể thay thế thức ăn CN bằng 25% thức ăn BC để làm tăng tốc độ sinh trưởng và hiệu quả sinh sản của ốc bươu đồng.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH