Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ở trẻ sơ sinh vàng da tăng bilirubin gián tiếp tại Cần Thơ

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Quang Nghĩa Bùi, Đức Trí Nguyễn, Mạnh Cường Nguyễn, Minh Phương Nguyễn, Thị Mỹ Liên Nguyễn, Quang Khải Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 618.92 Pediatrics

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam, 2023

Mô tả vật lý: 33-37

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 446869

 Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị chiếu đèn ở trẻ sơ sinh vàng da do tăng bilirubin gián tiếp tại Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 121 bệnh nhi vàng da sơ sinh do tăng bilirubin gián tiếp được chiếu đèn tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ tháng 06/2021 đến tháng 06/2022. Kết quả: Giới tính nam chiếm đa số (50,4%), với tỷ số nam/nữ là 1,02, tỉ lệ trẻ non tháng 17,4%. Có 35,5% trẻ vàng da vùng 5 theo Kramer, chủ yếu gặp ở trẻ non tháng. Nồng độ bilirubin gián tiếp trung bình là 274,4±78,4 μmol/l. Bilirubin gián tiếp ở trẻ sinh thường cao hơn sinh mổ, có bệnh kèm theo cao hơn không có bệnh kèm theo (p<
 0,05). Kết quả điều trị 96,7% thành công với chiếu đèn, 3,3% thất bại và phải thay máu. Trẻ sinh mổ, vàng da sớm xuất hiện <
 7 ngày tuổi, có thời gian chiếu đèn dài hơn. Kết luận: Chiếu đèn là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao đối vởi trẻ vàng datăng bilirubin gián tiếp, cần lưu ý các trẻ vàng da sinh mổ, mắc bệnh lý nhiễm trùng kèm theo, vàng da sớm trước 7 ngày tuổi nhằm rút ngắn thời gian chiếu đèn và nằm viện.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH