Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam. Bước đầu đã xác định được 351 loài thực vật được ghi nhận sử dụng làm thuốc, thuộc 83 họ, 3 ngành thực vật
trong đó: Ngành Hạt trần (Pinophyta) có 1 loài thuộc 1 họ
ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 11 loài thuộc 4 họ
ngành Mộc lan (Magnoliophyta) có 339 loài thuộc 78 họ. Dạng sống rất đa dạng với nhóm cây gỗ nhỏ có số lượng loài nhiều nhất 101 loài (chiếm 28,77%), nhóm cây bụi có 73 loài (chiếm 20,8%), nhóm cây thân thảo làm thuốc, có 72 loài (chiếm 20,51%), nhóm gỗ lớn với 51 loài cây thuốc (chiếm 14,53%)
nhóm dây leo có 40 loài (chiếm 11,4%) và nhóm phụ sinh ít nhất với 14 loài (chiếm 3,99%). Các loài cây thuốc chủ yếu được sử dụng để chữa các nhóm bệnh về mụn nhọt, mẩn ngứa, sưng viêm với 155 loài (chiếm 44,16%)
nhóm dùng chữa cảm sốt với 112 loài (chiếm 31,9%)
nhóm dùng trị lỵ, tiêu chảy với 107 loài (chiếm 30,5%)
nhóm dùng chữa tê thấp, đau nhức với 105 loài (chiếm 29,9%)
nhóm chữa bệnh ở bộ máy tiêu hóa với 104 loài (chiếm 29,63%). Phương pháp chữa trị thường được sử dụng là giã đắp đối với dùng ngoài và sắc uống đối với dùng trong. Ghi nhận được 07 loài trong Nhóm IIA thuộc Nghị định 06/2019/NĐ-CP
06loài trong Sách Đỏ Việt Nam (2007): 03 loài được xếp ở mức Sẽ nguy cấp - VU
03 loài xếp ở mức Đang nguy cấp - EN. Nguồn tài nguyên dược liệu tại đây đang bị khai thác quá mức nên cần có các biện pháp bảo tồn, phát triển.