Để đánh giá tác động của việc khai thác trắng rừng trồng keo thuần loài tới chất lượng đất và nước, rừng keo 7 tuổi với diện tích 2,5 ha tại xã Cao Răm, tỉnh Hòa Bình đã được lựa chọn để điều tra ở 2 giai đoạn: trước và sau khai thác. 03 ô tiêu chuẩn 500 m2được lập tại 3 vị trí chân - sườn - đỉnh để xác định đặc điểm cấu trúc rừng,lập30 ô 1 m2để đo độ che phủ vàmột sốđặc tính của đất, trong đó 15/30 ô được chọnngẫu nhiênđể đolượng nướcthấm
và 4 điểm dọc theo khe nước chảy qua rừng được chọn để lấy mẫu nước đánh giá chất lượng nước. Các phát hiện chính bao gồm: (1) Độ che phủ rừnggiảm sau quá trình khai thác,tỷ lệche phủ và sinh khốiđều giảmtừ 10 đến 20%
(2) Độ xốp giảm 8,35%
dung trọng tăng 8,57% và tỉ trọng tăng 3,4%
(3) Chất hữu cơ, Phốt pho tổng và Nito tổng số giảm lần lượt là 20,91%, 62,86% và 27,86% sau khai thác trắng
(4) Tổng lượngnướcthấm giảm sau khai thác. Các vị trí có tỷ lệ thấm cao trước khai thác có xu hướng giảm đáng kể (Chân núi: giảm từ 397,7 mm xuống 201,2 mm)
(5) Xói mòn đất tăng mạnh và cao hơn đáng kể so với các kết quả nghiên cứu khác do độ dốc của khu vực nghiên cứu cao
(6) Hầu hết các chỉ tiêu chất lượng nước đều trong ngưỡng cho phép, tuy nhiên TSS và COD cao hơn tiêu chuẩn nước loại B1 (nước tưới tiêu) lần lượt 180 lần và 5,6 lần theo QCVN 08: 2015/BTNMT
(7) Một số giải pháp được đề xuất để quản lý bền vững là (a) thay thế rừng trồng sản xuất tại điểm nghiên cứu bằng rừng phòng hộ, rừng tự nhiên hoặc (b) điều chỉnh phương thức quản lý bằng cách trồng cây theo đường đồng mức
tăng cường lớp phủ thực vật và trồng xen kẽ theo từng giai đoạn.