Ảnh hưởng của mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) giống ương trong hệ thống tuần hoàn

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Mỹ Án Cao, Văn Khánh Lý, Ngọc Hải Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học (Đại học Cần Thơ), 2021

Mô tả vật lý: 20-25

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 446915

 Thí nghiệm ương cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) với các mật độ khác nhau trong hệ thống nước lọc tuần hoàn được thực hiện trại thực nghiệm của Bộ môn Kỹ thuật nuôi Hải sản, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ từ tháng 12/2018 đến tháng 01/2019. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức mật độ khác nhau: (1) 60 con/m3 , (2) 90 con/m3 , (3) 120 con/m3 và (4) 150 con/m3 , mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Cá chim vây vàng giống có khối lượng trung bình ban đầu 2 g/con được bố trí ương trong bể nhựa 500 L với hệ thống nước lọc tuần hoàn, độ mặn 20‰ và sục khí liên tục. Cá được cho ăn thức ăn công nghiệp hàm lượng đạm 44% (thức ăn dành cho cá chẽm) và được điều chỉnh theo nhu cầu ở tất cả các nghiệm thức. Kết quả sau 30 ngày ương, tốc độ tăng trưởng của cá ở nghiệm thức mật độ 150 con/m3 (0,26 g/ngày và 5,30 %/ngày) cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<
 0,05) so với ba nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức mật độ 60 con/m3 (0,20 g/ngày và 4,62%/ngày) thấp nhất khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức khác (p<
 0,05). Tỷ lệ sống đạt 100% ở tất cả các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<
 0,05). Ương cá chim vây vàng trong hệ thống nước lọc tuần hoàn tốt nhất khi ương với mật độ 150 con/m3.
1. 
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH