Phát hiện sưu tập khuôn đúc Luy Lâu (Bắc Ninh) - Thành tựu mới trong nghiên cứu kĩ thuật đúc trống Đông Sơn ở Việt Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Đắc Chiến Trương

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội), 2022

Mô tả vật lý: 13-28

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 447041

 Từ năm 2014 đến 2019, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tiến hành nhiều đợt khảo sát và khai quật tại thành cổ Luy Lâu, một trong những đô thị sớm và quy mô lớn nhất miền Bắc Việt Nam giai đoạn 10 thế kỷ đầu công nguyên. Đáng chú ý là trong hai đợt khai quật năm 2014 và 2015, các nhà khảo cổ đã phát hiện hàng trăm mảnh khuôn đúc trống đồng nằm nguyên vị (in situ) trong tầng văn hóa. Phát hiện này đã cung cấp bằng chứng thuyết phục cho thấy trống Đông Sơn được đúc ở ngay trung châu Bắc Bộ và mở ra cơ hội để tìm hiểu một cách thấu đáo về quy trình đúc trống của người Việt cổ. Ý nghĩa của phát hiện quan trọng này sẽ càng nổi bật hơn nếu được đặt trong bối cảnh tình hình nghiên cứu kĩ thuật đúc trống Đông Sơn từ trước tới nay. Vì vậy, trong bài viết này, tôi sẽ điểm lại tình hình nghiên cứu kĩ thuật đúc trống Đông Sơn, xoay quanh ba vấn đề chính là: (i) phương pháp đúc trống
  (ii) thành phần hợp kim
  và (iii) hoạt động đúc thực nghiệm. Trên cơ sở bối cảnh nghiên cứu đó, bài viết sẽ đưa ra một số nhận xét về ý nghĩa của việc phát hiện những mảnh khuôn đúc trống đồng trong địa tầng khảo cổ học ở thành cổ Luy Lâu - một trong những phát hiện lớn nhất của khảo cổ học Việt Nam trong những năm gần đây.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH