Nghiên cứu sử dụng một số loài thực vật để xử lý nước thải chăn nuôi lợn sau công nghệ biogas

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Huy Cương Nguyễn, Thị Ngọc Bích Nguyễn, Thị Thúy An Thái

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 580 Plants

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 2022

Mô tả vật lý: 89-97

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 447059

Ngành chăn nuôi của Việt Nam là một trong những ngành quan trọng trong nông nghiệp. Các trang trại nuôi lợn chủ yếu là tự phát, công nghệ xử lý nước thải phổ biến là mô hình biogas. Tuy nhiên, qua thực tế vận hành tại các trang trại cho thấy, nước sau xử lý bằng hầm biogas có hàm lượng COD, BOD5, TN, PO43-, vẫn còn cao và vượt quy chuẩn cho phép gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm xử lý nước thải chăn nuôi lợn sau hầm biogas bằng cây rau Mác (Sagittaria sagittifolia L.) và cây rau Ngổ (Enydra fluctuans Lour). Kết quả cho thấyhệ thống xử lýnước thải chăn nuôi lợn bằng cây rau ngổ cho hiệu suất 73,3%hàm lượng COD, 89,2% BOD5, 88,34% TN và 89,6% PO43-. Cây rau Mác cho hiệu suất 66,7%hàm lượng COD, 78,7% BOD5, 69,51% TN và 85,1% PO43-. Với cùng điều kiện và phương pháp bố trí thí nghiệm như nhau, cây rau Ngổ cho thấy kết quả xử lý tốt hơn cây rau Mác. Tuy nhiên, nước sau quá trình xử lý đều đạt QCVN 62-MT:2016/BTNMT đối với các thông số pH, COD, BOD5và TN sau 30 ngày xử lý. Kết quả nghiên cứu cho thấy triển vọng trong quá trình loại bỏ chất ô nhiễm từ nước thải chăn nuôi lợn bằng phương pháp sử dụng thực vật thủy sinh. Tuy nhiên, cần tiến hành các nghiên cứu sâu hơn để đánh giá tính ổn định và khả năng áp dụng của hệ thốngnàytrong thực tế.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH