Khoa Phẫu thuật Tim mạch, BV Đại Học Y Dược TPHCM đã thựchiện phẫu thuật sửa chữa toàn bộ cho 327 bệnh nhân ToF, trong đó có 165 bệnh nhân được bảo tồn VV ĐMP (50.5%), 66 trường hợp có xẻ qua VV giới hạn (20.2%) và 96 trường hợp có xẻ qua VV rộng rãi (29.3%) . Các dữ liệu trước mổ và kết quả sau mổ được ghi nhận, đặc biệt lưu ý đến biến chứng hở phổi sau mổ.Kết quả nghiên cứuCó 49.5% số bệnh nhân cần phải xẻ qua VV ĐMP khi sửa chữa ToF. Xẻ qua VV làm kéo dài thời gian của cuộc mổ: thời gian kẹp ngang ĐMC và thời gian chạy máy tim phổi, p <
0.001 và làm tăng nguy cơ sau mổ: thời gian thở máy và thời gian nằm hồi sức kéo dài hơn, p <
0.001. Nhóm bệnh nhân có xẻ rộng qua VV có biến chứng hở phổi nặng nhiều nhất (71.7%) cũng như biến chứng giãn tim phải nhiều nhất (33.3%). Nhóm xẻ giới hạn giúp đạt mục tiêu sửa chữa được toàn bộ tổn thương giải phẫu đồng thời hạn chế được biến chứng hở phổi và không làm tăng biến chứng hẹp phổi nặng tồn lưu sau mổ.