Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 104 thai phụ đến khám tại Khoa Sản, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 6/2018 đến tháng 2/2019. Bộ câu hỏi Chất lượng cuộc sống WHOQOL-BREF của Tổ chức Y tế thế giới WHO được sử dụng để thu thập số liệu sau khi đã hiệu chỉnh để phù hợp với người Việt Nam. Bộ công cụ gồm 26 câu hỏi được chia thành 4 lĩnh vực: sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần, mối quan hệ xã hội và môi trường sống. Số liệu được xử lý và phân tích bằng Phần mềm SPSS 20.0. Kết quả: Điểm trung bình chất lượng cuộc sống của thai phụ là 58,63 ± 10,02
trong đó lĩnh vực sức khỏe thể chất có điểm chất lượng cuộc sống cao nhất 60,69 ± 14,66 và lĩnh vực sức khỏe tâm thần có điểm chất lượng cuộc sống được đánh giá thấp nhất (56,76 ± 12,50). Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa chất lượng cuộc sống của phụ nữ mang thai với các yếu tố: trình độ học vấn của thai phụ (p <
0,001)
nghề nghiệp của thai phụ (p = 0,002)
điều kiện kinh tế gia đình (p <
0,001)
khu vực sinh sống (p = 0,03)
trình độ học vấn của chồng (p = 0,001)
nghề nghiệp của chồng (p <
0,001)
số lần sinh con (p <
0,001)
hài lòng về giới tính thai nhi (p = 0,046)
mức độ stress của thai phụ (p = 0,004). Kết luận: CLCS của phụ nữ mang thai đến khám tại Khoa Sản, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế được đánh giá ở mức trung bình. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến CLCS và cải thiện nó sẽ góp phần nâng cao CLCS cho phụ nữ mang thai