Nhu cầu chăm sóc và mức độ độc lập trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh đột quỵ não tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2022

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Gia Huệ Đinh, Lệ Thương Lê, Quang Huy Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 362 Social welfare problems and services

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 206-210

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 447126

 Mô tả nhu cầu chăm sóc, mức độ độc lập trong sinh hoạt hằng ngày và xác định một số yếu tố liên quan của người bệnh (NB) đột quỵ não (ĐQN) tại Bệnh Viện Thanh Nhàn năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện tại thời điểm ra viện của 384 NBĐQN điều trị tại bệnh viện Thanh Nhàn từ tháng 09 đến tháng 12/2022. Kết quả: Có 90,9% NB có nhu cầu chăm sóc (CS) tại thời điểm ra viện (có nhu cầu ở ít nhất một trong 7 nhóm vấn đề CS), trong đó nhu cầu CS cao nhất là CS loét và phòng chống loét (80,7%), và thấp nhất là nhu cầu CS đại tiện (31,3%). Các nhu cầu CS nuôi dưỡng, hô hấp, tư thế, cơ xương khớp và tiết niệu dao động từ 72,4% đến 79,4%. Có 76% NB còn phụ thuộc, trong đó mức độ phụ thuộc hoàn toàn là 13%. Các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê (p<
 0,05) với mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày bao gồm: nơi ở, số lần ĐQN, thời gian ĐQN, tiền sử rối loạn lipid máu, thói quen hút thuốc lá, cơ lực tay và cơ lực chân. Kết luận: NB ĐQN thường có nhiều di chứng nên phụ thuộc nhiều vào sự CS của người khác. Nhằm nâng cao hiệu quả tư vấn, GDSK và CS giúp NB nhanh chóng hồi phục, tái hòanhập cộng đồng. Cần thực hiện đánh giá nhu cầu chăm sóc, mức độ độc lập trong sinh hoạt của NB, lập kế hoạch CS cho NB ĐQN trong quá trình CS, điều trị và trước khi ra viện. Từ đó có tư vấn, giáo dục sức khoẻ (GDSK), kế hoạch CS phù hợp với từng trường hợp NB cụ thể.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH