Nghiên cứu sự chuyển hoá sinh lý, hóa sinh theo tuổi phát triển của quả hồng Nhân Hậu (Diospyros kaki L.f.) trồng tại Thanh Hóa

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Phương Hà, Văn Trọng Lê, Thị Quyến Lò

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 580.589 Plants

Thông tin xuất bản: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, 2023

Mô tả vật lý: 54-61

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 447160

Sự chuyển hóa sinh lý, hóa sinh theo tuổi phát triển của quả hồng từ khi hình thành đến khi quả chín được nghiên cứu trên giống hồng Nhân Hậu thu hái tại tỉnh Thanh Hóa. Nghiên cứu nhằm xác định thời điểm chín sinh lý của quả, làm cơ sở cho việc thu hái và bảo quản. Quả được thu thập vào các thời điểm 4, 8, 12, 15, 17, 19, 20, 21 & 23 tuần và được khảo sát về kích thước, hàm lượng sắc tố, hàm lượng đường khử, tinh bột, acid tổng số, vitamin C, pectin và tanin. Kết quả cho thấy quả hồng đạt kích thước gần như tối đa khi được 21 tuần (chiều dài 6,39 cm, đường kính 6,17 cm). Hàm lượng diệp lục a và b tăng dần từ khi quả mới hình thành đến 15 tuần (diệp lục a đạt 0,43 mg/100 g, diệp lục b đạt 0,61 mg/100 g), sau đó giảm nhanh đến khi quả chín, hàm lượng carotenoids tăng dần đến khi quả chín (đạt 0,81 mg/100 g ở 23 tuần). Hàm lượng tinh bột và acid tổng số tăng dần và đạt cực đại khi quả được 17 tuần (tinh bột đạt 7,61%, acid tổng số đạt 74,70 mg/100 g), sau đó giảm dần. Hàm lượng đường khử và vitamin C tăng lên trong suốt những giai đoạn đầu và đạt giá trị cao nhất ở thời điểm 21 tuần (đường khử đạt 14,11%, vitamin C đạt 46,54 mg/100 g), sau đó giảm xuống. Hàm lượng pectin và tanin tăng dần và đạt cực đại khi quả được 15 tuần (pectin đạt 4,04%, tanin đạt 2,02%), sau đó giảm dần cho đến khi quả chín. Kết quả nghiên cứu cho thấy quả hồng Nhân Hậu nên được thu hoạch ở độ chín sinh lý (21 tuần) để đảm bảo giá trị dinh dưỡng và chất lượng của quả trong quá trình bảo quản.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH