Sang chấn tâm lý và sự kỳ thị bệnh ở những người trưởng thành sau phơi nhiễm HIV và các yếu tố liên quan

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Hoan Lương, Thị Thu Cúc Nguyễn, Thị Thu Hường Phan, Ngọc Thạnh Võ, Xuân Huy Võ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 269-275

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 447161

 Xác định tỷ lệ sang chấn tâm lý và mức độ kỳ thị bệnh ở người trưởng thành sau phơi nhiễm HIV. So sánh sự khác biệt về sang chấn tâm lý, kỳ thị bệnh HIV giữa các nhóm có đặc điểm khác nhau
  3) Xác định mối liên quan giữa sang chấn tâm lý với kỳ thị bệnh HIV và đặc điểm cá nhân. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: 145 người đủ 18 tuổi trở lên, sau phơi nhiễm HIV đến khám tại một bệnh viện truyền nhiễm, nhận điều trị PEP. Đa số đối tượng tham gia nghiên cứu là nam, 79,3% (n = 115), hoàn cảnh phơi nhiễm chủ yếu ngoài cộng đồng 82,8% (n=120) do nguyên nhân chính là quan hệ tình dục không an toàn 57,5% (n = 83). Thiết kế nghiên cứu: cắt ngang mô tả, chọn mẫu thuận tiện có chủ đích. Kết quả: Tỷ lệ sang chấn tâm lý ở người trưởng thành sau phơi nhiễm HIV là 20% (n = 29), xác suất ở nữ giới cao hơn nam giới (OR = 0,279, CI 95% = 0,108 - 0,722, p <
  0,05). Người tham gia nghiên cứu nhận thấy sự kỳ thị bệnh HIV với điểm trung bình là 2,22. Trong đó, sự kỳ thị liên quan đến các thành tố "Công khai bệnh", "Bản thân tồi tệ", "Thái độ người xung quanh" với điểm trung bình lần lượt là 2,44
  2,28
  2,13, không có sự kỳ thị ở thành tố Sự kỳ thị người nhiễm HIV (điểm trung bình là 2,02). Phơi nhiễm HIV do quan hệ tình dục không an toàn có điểm trung bình về sự kỳ thị (2,33) cao hơn so với nhóm gây ra do vật sắc nhọn/ tiếp xúc máu (2,07) (p <
  0,05). Sự kỳ thị bệnh có khuynh hướng tác động đến sang chấn tâm lý người sau phơi nhiễm HIV (OR = 1,066, p = 0,057). Kết luận - Kiến nghị: Tỷ lệ sang chấn tâm lý ở người trưởng thành sau phơi nhiễm là 20%, trong đó, nữ giới có sang chấn tâm lý cao hơn nam giới, sự kỳ thị bệnh có khuynh hướng tác động đến sang chấn tâm lý. Người tham gia nghiên cứu cảm nhận sự kỳ thị bệnh HIV cao qua các thành tố công khai bệnh, bản thân tồi tệ, thái độ người xung quanh
  không có sự kỳ thị ở thành tố hình ảnh người nhiễm HIV. Các kiến nghị bao gồm: 1) Tiến hành nghiên cứu tiến cứu để xác định rõ tác động của sự kỳ thị bệnh HIV đến sang chấn tâm lý người trưởng thành sau phơi nhiễm HIV
  2) Giảm gánh nặng tâm lý cho người phơi nhiễm HIV thông qua cung cấp kiến thức về bệnh HIV/AIDS và các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao nhận thức và hành vi tình dục an toàn trong cộng đồng, thực hiện tư vấn chuyên sâu và cá thể hoá sau phơi nhiễm HIV cho đối tượng bị phơi nhiễm, chú ý đối tượng nữ giới.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH