Đặc điểm lâm sàng và yếu tố tiên lượng trạng thái cai rượu ở bệnh nhân điều trị nội trú

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyễn Hồng Bảo Ngọc Bùi, Kim Việt Nguyễn, Thy Cầm Vũ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2021

Mô tả vật lý: 250-254

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 447313

 Các bệnh nhân được điều trị trạng thái cai rượu có thể xuất hiện một số biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng như sảng run, co giật, mê sảng với cogiật... Ở Việt nam, các nghiên cứu về tiên lượng của trạng thái cai rượu còn hạn chế. Mục tiêu nghiên cứu: mô tả đặc điểm lâm sàng và phân tích yếu tố tiên lượng trạng thái cai rượu trên bệnh nhân điều trị nội trú. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang 71 bệnh nhân được chẩn đoán trạng thái cai rượu theo tiêu chuẩn ICD 10 điều trị nội trú tại Bệnh viện Bạch mai từ tháng 08/2020 đến tháng 06/2021. Kết quả: 100% bệnh nhân là nam giới, triệu chứng run chiếm 98,6%, vã mồ hôi 97,2%, mất ngủ 98,6%, tăng huyết áp và mạch nhanh 70,4%
  tiền sử sảng rượu làm tăng nguy cơ sảng có ý nghĩa thống kê (p<
 0,001)
  giảm kali máu tăng nguy cơ sảng (OR:0,4
  CI95% 0,1-0,9
  p=0,04)
 MMSE dưới 24 điểm tăng nguy cơ sảng (OR: 3,2
  CI95% 1,2-8,4
 p=0,02)
  Ciwa-Ar mức độ nặng tăng nguy cơ sảng (OR: 9,6
  CI95% 1,95-46,8
 p=0,002)
  Tiền sử có co giật tăng nguy cơ co giật (OR:13,8
  CI95%1,3-143,8
  p=0,03)
  hạ kali máu tăng nguy cơ co giật (OR: 0,2
  CI95% 0,1-0,7
 p=0,008). Kết luận: biểu hiện trạng thái cai chủ yếu là các triệu chứng cơ thể, đa dạng và nguy cơ biến chứng nặng là sảng và co giật. Yếu tố dự báo sảng và co giật có ý nghĩa trong thực hành lâm sàng.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH