So sánh hiệu quả an thần của propofol đơn thuần và propofol kết hợp fentanyl hoặc midazolam trong siêu âm qua đường tiêu hóa trên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng có đối chứng ngẫu nhiên. 90 bệnh nhân được chỉ định siêu âm qua đường tiêu hóa trên được chia làm 3 nhóm: Nhóm 1: propofol 1 mg/kg
Nhóm 2: Midazolam 1 mg + propofol 1 mg/kg
Nhóm 3: fentanyl 50 μg + propofol 1 mg/kg. Tất cả bệnh nhân đều được dùng propofol liều 1 mg/kg để khởi đầu và duy trì propofol liều 5 mg/kg/phút. Nếu bệnh nhân chưa đạt độ mê hoặc thức tỉnh thì bolus propofol 0,5 mg/kg. Các biến nghiên cứu gồm các thông số liên quan gây mê (mạch, huyết áp, độ bão hòa oxy, độ mê, tổng liều propofol sử dụng,...), quá trình siêu âm nội soi (thời gian đạt độ mê, số lần thức tỉnh của bệnh nhân, thời gian hồi tỉnh, sự hài lòng của bệnh nhân và bác sĩ nội soi), các tác dụng không mong muốn (mạch chậm, tụt huyết áp, suy hô hấp, buồn nôn, ngứa,...). Kết quả: Lượng propofol tiêu thụ trung bình ở nhóm 1 là 283,8 ± 113 mg , nhóm 2 là 230 ± 76,3 mg và nhóm 3 là 231,8 ± 76,3 (p <
0,05). Nhóm 1 cần thời gian lâu hơn để đạt độ mê (p <
0,05). Số lần cử động cần phải can thiệp trong quá trình siêu âm nội soi ở nhóm 3 thấp hơn nhóm 1 và nhóm 2 (p <
0,05). Bác sĩ nội soi hài lòng hơn ở nhóm 3 và nhóm 2 (p <
0,05). Các kết quả khác tương tự nhau ở cả 3 nhóm. Kết luận: 2 nhóm propofol kết hợp fentanyl và propofol kết hợp midazolam đem lại độ an thần và giảm đau đủ cho quá trình siêu âm qua đường tiêu hóa trên. Tuy nhiên, nhóm propofol kết hợp fentanyl có lượng propofol sử dụng thấp hơn và đem lại sự hài lòng cao hơn cho bác sĩ nội soi.